Màn đấu giá 5 đô la - câu chuyện ý nghĩa nhân văn và những con người nhân hậu
Thay vì chèn ép hay đánh bại một ai đó, giúp đỡ họ đạt được thành tựu mới là điều đáng quý. Câu chuyện là minh chứng cho lòng tốt của những con người nhân hậu.

Một lô xe đạp bị tịch thu, hải quan Hoa Kỳ đã quyết định thông báo bán đấu giá. Điều đáng chú ý, trong cuộc đấu giá, mỗi chiếc xe được bán đi, người trả giá đầu tiên luôn là một cậu bé 10 tuổi trả với giá là "5 đô la".
Cậu bé sau đó lại tròn mắt đứng nhìn những chiếc xe bị người khác mua mất với giá họ trả là 30 hoặc 40 đô la.
Khi cuộc bán đấu giá tạm nghỉ giữa giờ, người bán đấu giá đã hỏi cậu bé là sao không trả với giá cao hơn để mua chiếc xe. Cậu bé nói rằng bản thân chỉ có 5 đô la.
Cuộc đấu giá tiếp tục sau giờ nghỉ ngơi. Vẫn là cậu bé trả giá đầu tiên với mức tiền 5 đô la. Cuối cùng, những chiếc xe vẫn lần lượt bị người khác mua mất. Dần dần, những người tham gia trong cuộc bán đấu giá cũng bắt đầu chú ý đến cậu bé, nhiều người trong số họ còn cảm thấy yêu mến cậu bé.
Chẳng bao lâu, cuộc đấu giá đã sắp đến thời điểm kết thúc. Trên sàn đấu giá chỉ còn lại một chiếc xe đạp, thân xe sáng như mới, có nhiều mức tốc độ, hộp số 10 cấp, phanh tay hai chiều, có màn hình hiển thị tốc độ và thiết bị chiếu sáng vào ban đêm. Không thể phủ nhận một điều, đây chính là chiếc xe tốt hiếm có.

Người bán đấu giá hỏi: "Ai sẽ trả giá?".
Là người đầu tiên, cậu bé dường như đã không còn hy vọng nhưng vẫn quyết định trả giá 5 đô la. Toàn hội trường bỗng im bặt, mọi người ngồi ở đó đợi kết quả.
Tất cả mọi người đều hướng cặp mắt về phía cậu bé, không một ai lên tiếng, cũng không nhấc tay xin trả giá. Mãi cho đến khi người bán đấu giá đếm hết 3 lượt, cuối cùng nói: "Chiếc xe đạp được bán cho cậu bé mặc quần đùi và đi giày thể thao màu trắng".
Lúc này, toàn hội trường vỗ tay nhiệt liệt. Cậu bé cũng vỗ tay hoan hô, sau đó lấy trong túi ra tờ 5 đô la nhàu nhĩ và nhận về chiếc xe đạp đẹp nhất. Trên mặt cậu bé nở nụ cười tươi vui rạng rỡ tới mức mà mọi người chưa từng thấy.
Lời bàn:
Câu chuyện "Màn đấu giá 5 đô la" truyền đi thông điệp về lòng tốt của những con người nhân hậu. Cậu bé thực sự muốn mua chiếc xe, nhưng cậu chỉ có 5 đô la, nên lần lượt bị người khác trả giá cao hơn. Cho đến khi mọi người hiểu được về hoàn cảnh của cậu bé, đã quyết định dành cho cậu chiếc xe đạp đẹp nhất.
Từ câu chuyện trên, ta có được bài học cuộc sống ý nghĩa. Thay vì đánh bại hay chèn ép người khác, vượt lên người khác, chúng ta cũng có thể giúp đỡ họ đạt thành tựu cuộc sống. Tâm lý chung, con người thường chỉ muốn giành những điều tốt đẹp về cho bản thân mình, không thực lòng muốn điều tốt đẹp cho người khác, càng không muốn người khác hơn mình. Giúp người khác đạt thành tựu mới thật sự là điều đáng quý, đáng suy ngẫm.
Đọc thêm
Gặp bất kỳ chuyện gì trong cuộc sống, chỉ khi chúng ta bình tĩnh mới có thể tìm cách giải quyết vấn đề. Hãy đọc câu chuyện dưới đây và chiêm nghiệm bạn nhé.
Trong cuộc sống, dù là mối quan hệ vợ chồng, bạn bè, hay người thân cũng nên nhớ, hãy bao dung, tha thứ cho sai lầm của người khác. Đừng để lời nói làm tổn thương đối phương, phá hủy mối quan hệ tốt đẹp.
Chiếc bánh mì mà bố không kịp ăn đã làm thay đổi con người tôi. Sống trên đời, nếu biết trao đi yêu thương sẽ khiến lòng mình nhẹ nhàng hơn. Để nhận ra được điều ấy, tôi đã phải trả giá quá đắt.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.