Lời trăn trối cuối cùng: Câu chuyện cay khóe mắt khiến nhiều người phải suy ngẫm

Câu chuyện "Lời trăn trối cuối cùng" như một bài học thức tỉnh cho những người con. Cha mẹ vất vả cả đời vì con, đến khi gần đất xa trời lại ra đi trong cô đơn, tủi nhục.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi đang ở trong nhà thì nghe thấy tiếng bà Na - hàng xóm nhà tôi gọi với vào:

Chị giáo ơi, chị giáo! Chị có nhà không?

Da, cháu đây. Bà Na gọi cháu à? Có chuyện gì mà bà hốt hoảng thế? Ông lại đau hả bà?

Không. Chị đã lấy lương chưa cho bà vay 5 triệu. Ông ốm nặng quá rồi, dự là không qua khỏi. Bà ra chợ đặt tiền ở hàng tạp hóa trước.

Hôm qua cháu sang chơi vẫn thấy ông khỏe và nói chuyện bình thường mà bà. 

Không cháu ơi. Ông còn bảo bà gọi cháu để nhờ chút việc.

loi-tran-troi-cuoi-cung-cau-chuyen-khien-nhieu-nguoi-suy-ngam-3

Tôi vội vàng vào nhà lấy 5 triệu đưa cho bà Na. Khi chạy sang, ông Lĩnh đang nằm, đắp một chiếc chăn mỏng trên người, mắt nhìn lên trần nhà. Hai hàng nước mắt ông chảy dài tới cả mang tai. Thấy tôi sang, ông quay mặt ra nhìn tôi và nói:

Cô giáo sang chơi à? Nay ông không ngồi dậy nói chuyện với chị được. Có lẽ ông sắp đi rồi. 

Ông đừng nói dở. Ông không sao đâu ạ. Ông chịu khó uống sữa, ăn cháo cho mau khỏe. Để cháu gọi anh chị về cho ông đi viện nhé. 

Đừng gọi. Ông cấm cháu hay ai gọi cho một đứa nào về. Khi nào ông chết, mọi người chôn xong thì gọi.

Bà Na ngồi cuối giường xoa bóp chân cho chồng, vừa bóp vừa sụt sịt khóc. Ông Lĩnh nói trong khó nhọc: 

Chị giáo là hàng xóm hay sang chơi với ông bà, ông coi như ruột thịt nên cũng không giấu diếm làm gì. Ông có 4 thằng con trai đều bất hiếu. Ba tháng trước, giỗ bố của ông - cũng là ông nội bọn nó, chúng nó về tiện làm giỗ xong thì ông bảo: “Tiện hôm nay chúng mày về thì đưa bố lên viện Phổi trung ương khám lại và lấy thuốc. Sáu tháng trước, mẹ khỏe còn đi bố đi khám được, bác sĩ bảo bố bảo K phổi giai đoạn 3 rồi. Bố đã điều trị, về nhà uống thuốc nhưng vẫn sút cân, ăn uống không vào”. Nghe xong, cả 4 đứa đều im lặng, nhìn nhau không nói gì. 

Thế rồi thằng út rút ví đưa 2 triệu, ba thằng lớn mỗi thằng 3 triệu, bảo mẹ nó thuê xe đưa ông lên viện, hoặc mẹ cầm đơn thuốc cũ lên mà lấy. Chúng nó bảo: “Bố cũng biết bệnh của mình rồi, không khỏi được đâu, đừng làm nũng làm gì. Vợ bọn con đều đi làm, không nghỉ được. Các cháu nhỏ cũng phải có người đưa đón đi học hàng ngày”...

loi-tran-troi-cuoi-cung-cau-chuyen-khien-nhieu-nguoi-suy-ngam-4

Nghe chúng nó nói mà lòng ông đau lắm. Nhớ ngày chúng nó còn bé, trời rét ông vẫn mặc quần đùi đánh rậm, cố kiếm con tôm con tép về nuôi chúng nó thành người. Ông nhịn đói, nhịn khát dành cho chúng nó bát cháo, miếng cơm. Hai vợ chồng làm cả mẫu ruộng, cấy lúa nuôi lợn để cho chúng nó ăn học đàng hoàng, nghĩ sau này về già sẽ được nhờ con. Thế mà giờ ông đổ bệnh thì chúng nó tránh hết. Nghĩ mà xót xa quá. 

Nói xong ông rướn cổ, nuốt nước bọt trong khó nhọc. Tôi rót cốc nước, đỡ ông ngẩng đầu uống. Ông bảo cho ông ngồi tựa vào tường, tôi và bà Na liền làm theo. Ông Lĩnh lấy tay quệt ngang dòng nước mắt, nói tiếp với tôi và bà Na:

Nếu tôi đi rồi, nhờ bà và chị giáo gọi điện báo chính quyền địa phương và dịch vụ hỏa táng Văn Điển, làm thủ tục cho tôi lên đấy. Tiền nong tôi để ở túi áo vest treo trên tủ. Nhờ bà đứng lên lo liệu giúp tôi, không cần cỗ bàn chỉ cần vài mâm cơm rồi xây mộ đơn giản là được. Tôi sẽ luôn bên cạnh bà, bà đừng buồn đừng khóc, nhớ ăn uống đầy đủ. Bà khỏe mạnh thì tôi mới yên tâm được. Chị giáo thỉnh thoảng sang chơi với bà nhé! 

Vâng, cháu sang bên ông bà chơi suốt mà!

Bà Na nghe xong mếu máo vừa khóc vừa hứa. Nhìn hai ông bà mà tôi không cầm nổi nước mắt. Ngoài hiên, trời đã vào thu mà vẫn nóng hầm hập. Tôi tranh thủ nhắn tin để các con ông thu xếp về nhà thăm bố kẻo muộn. Tôi cũng dặn đừng bảo tôi nhắn tin kẻo ông bà lại trách. Tôi làm trái lời ông Lĩnh, nghĩ rằng các con ông sẽ về xin lỗi, để lỡ ông có ra đi cũng cảm thấy thanh thản hơn.  

loi-tran-troi-cuoi-cung-cau-chuyen-khien-nhieu-nguoi-suy-ngam-2

Tôi hỏi ông thèm ăn gì, ông nói muốn ăn bánh trôi. Tôi chạy vội xe máy ra chợ, mua 2 đĩa mờ cả bà ăn luôn. Ăn được ba viên bánh nhỏ thì ông ngừng. Tôi pha thêm cho ông cốc sữa động viên ông uống. Nhìn bàn tay ông run rẩy chỉ còn da bọc xương mà xót xa vô cùng.  

Không bao lâu sau, tiếng xe máy, ô tô vang từ ngoài sân, bốn đứa con ông nối đuôi nhau trở về. Chúng chạy vội vào trong, đứa đứng đứa ngồi nhìn ông khóc lóc. Ông Lĩnh không thèm nhìn mặt, nhắm mắt nằm im mặc cho 8 đứa cả trai cả dâu cứ cầm tay lay gọi. Chúng quay sang nói bà Na, gọi bố tỉnh dậy xem có dặn dò, trăn trối gì không nhưng bà Na chỉ ngậm ngùi khóc và lắc đầu.

Cảm thấy không tiện nên tôi đứng lên ra về. Vừa đứng dậy, tôi nghe tiếng ông Lĩnh nói đanh thép, lời nói như cứa từng khúc ruột:

Chúng mày nghe rõ tao dặn này. Nếu có kiếp sau, tao sẽ không làm bố chúng mày nữa. Kiếp này, tao vô cùng hối hận khi đã đẻ ra bốn thằng con khốn nạn! Chúng mày cút hết đi!

Xem thêm: Chừng nào má còn thì tết không bao giờ mất – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Tách trà hoa hồng, câu chuyện tình để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc và sự day dứt khôn nguôi bởi một mối tình đẹp nhưng lại không vẹn toàn.

“Tách trà hoa hồng” – Câu chuyện tình để lại nhiều tiếc nuối
0 Bình luận

Chừng nào má còn thì tết không bao giờ mất là câu chuyện khiến nhiều người đọc phải thổn thức khôn nguôn về hình ảnh tết xưa, tết của má và của chúng ta vô tình đánh mất...

Chừng nào má còn thì tết không bao giờ mất – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Sống chết là quá trình tương tục, không có khởi đầu và không kết thúc, trừ khi các bậc giác ngộ có khả năng đoạn trừ vòng sinh tử luân hồi.

Câu chuyện Hạt cải và lời vàng ngọc của Đức Phật về sống chết
0 Bình luận

Mới đây, bức ảnh về một chàng thanh niên thổ dân cõng cha đi tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Amazon (Brazil) đã gây xôn xao dư luận.

Xúc động câu chuyện đằng sau tấm ảnh con cõng cha đi tiêm vaccine COVID-19
0 Bình luận


Bài mới

Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 9 giờ trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 13 giờ trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đề xuất