Xúc động câu chuyện đằng sau tấm ảnh con cõng cha đi tiêm vaccine COVID-19
Mới đây, bức ảnh về một chàng thanh niên thổ dân cõng cha đi tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Amazon (Brazil) đã gây xôn xao dư luận.

Vừa qua, cư dân mạng không khỏi xôn xao với tấm ảnh chụp con cõng cha đi tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Brazil. Anh Tawy (24 tuổi) đã cõng cha mình là Wahu (67 tuổi) băng rừng hơn 6 tiếng đồng hồ để tới điểm vaccine. Được biết, hai cha con Tawy là người dân tộc thiểu số Zo'é - chỉ có khoảng 325 người. Dân tộc này sống cách biệt trong những ngôi làng rải rác ở bang Pará, phía bắc Brazil.

Người chụp tấm ảnh là bác sĩ Erik Jennings Simões, người đang công tác tại đây. Theo vị bác sĩ này, ông Wahu gần như không thể nhìn thấy gì, đi lại khó khăn vì mắc các bệnh tiết niệu mãn tính. Hồi tháng 9 năm ngoái, ông Wahu qua đời - nguyên do không được công bố rõ ràng. Hiện tại, anh Tawy vẫn đang sống với gia đình và đã được tiêm vaccine mũi thứ 3.
Được biết, ông Simões đã chụp tấm ảnh này từ đầu tháng 1/2021, thời điểm Brazil bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà cho người dân. Dù vậy, phải 1 năm sau vị bác sĩ này mới đăng tải lên Instagram. Theo Simões, ông đăng tấm ảnh này lên nhằm "truyền tải một thông điệp tích cực vào đầu năm mới", cũng như lan tỏa tình yêu của người con dành cho đấng sinh thành.

Theo BCC, dữ liệu thống kê cho thấy 853 thổ dân ở Brazil đã chết vì nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, một số nhóm hoạt động xã hội về quyền thổ dân cho rằng con số thực tế lớn hơn rất nhiều. Được biết, Brazil là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì đại dịch.
Khi chiến dịch chủng ngừa đại trà bắt đầu ở Brazil, người thổ dân nằm trong nhóm được ưu tiên. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ Apib, chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 - 3/2021 đã có hơn 1.000 thổ dân thiệt mạng do nhiễm COVID-19.

Với lực lượng y tế nước này, việc tiêm chủng cho người Zo'é vô cùng khó khăn. Bởi họ sống quá rải rác, nhân viên y tế sẽ phải tới từng ngôi làng, mất nhiều tuần để có thể tiêm hết cho cộng đồng này. Do đó, các y bác sĩ đã nghĩ ra giải pháp thay thế. Họ tạo ra các điểm tiêm vaccine COVID-19 trong rừng và hệ thống tiêm chủng được thống nhất qua radio.
Trong một diễn biến khác, Thị trưởng thành phố Rio de Janeiro (Brazil), Eduardo Paes đã thông báo lễ hội hóa trang đường phố sẽ không được tổ chức trong năm 2022. Nguyên do là vì lễ hội này không giới hạn người tham dự, khó đảm bảo công tác kiểm soát dịch bệnh. Đây là năm thứ hai lễ hội carnival tại Rio de Janeiro, thường diễn ra từ ngày 25/2-1/3 hằng năm, bị hủy bỏ do dịch COVID-19.
Theo Báo Tin tức
Xem thêm: Cảm phục "người nhện" dũng cảm đu dây xuống giếng sâu hơn 20 mét cứu bé trai 6 tuổi
Đọc thêm
Dù tuổi đã cao, lại từng bị bệnh nặng, nhưng cô giáo mầm non Trần Tiết Trinh (54 tuổi, TP.HCM) vẫn gắn bó và nhiệt tình với việc hiến máu tình nguyện.
Hơn 30 năm qua, nữ bác sĩ Tống Thanh Mai (thường gọi Tám Mai) ở Đồng Tháp đã gom góm tiền và vận động nhà hảo tâm xây cầu cho người dân.
Hơn 10 năm qua, hai vợ chồng đại úy Nguyễn Văn Nguyên (Hà Nội) vẫn miệt mài với đam mê "hiến máu" nhân đạo.
Tin liên quan
Đến với bãi đá Moeraki, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trước mặt là hàng trăm khối đá tròn vành vạnh như những quả trứng rồng trong truyền thuyết nằm rải rác ven biển.
Hơn 30 năm qua, nữ bác sĩ Tống Thanh Mai (thường gọi Tám Mai) ở Đồng Tháp đã gom góm tiền và vận động nhà hảo tâm xây cầu cho người dân.
Cuộc đời mỗi con người đều có thể mắc phải những lỗi lầm, sai phạm nhưng nếu phạm phải hai ác nghiệp này sẽ sớm nhận quả báo nặng nề, không chỉ mất hết phúc báo mà còn phải chịu đựng đủ sự dày vò dai dẳng.