Loài chim yến - Câu chuyện khiến ta phải suy ngẫm xót xa trong lòng
“Loài chim yến” là một câu chuyện ngắn khiến ai đọc qua cũng phải dừng lại để suy ngẫm về cuộc đời đau thương của loài chim này!

Câu chuyện “Loài chim yến”
Nếu ai hỏi tạo hóa đã tạo ra động vật nào hoàn hảo nhất? Tôi sẽ không ngần ngại trả lời đó là loài chim yến.
Những cánh chim nhỏ bé đến mong manh, chấp chới trên đảo đá đầy bão tố khiến người ta hiểu lầm rằng đây là loài chim yếu ớt. Nhưng thực ra, chim yến lại là loài có bản lĩnh vô song và có những đức tính khiến con người phải cảm phục.
Loài chim yến thường kết đôi rất sớm và khi đã kết đôi chúng sẽ chung thủy suốt đời, son sắt hoạn nạn có nhau. Điều đáng ngạc nhiên là giữa hàng ngàn con chim đang bay chúng vẫn có thể nhận ra nhau một cách dễ dàng.
Xã hội của loài yếu được tổ chức rất ngăn nắp, chúng không bao giờ giành tổ của nhau. Giữa hàng ngàn tổ chi chít trên vách đá chúng vẫn trở về đúng tổ của mình trước mùa sinh sản.

Vợ chồng chim yến thay nhau xây tổ, trong khi chim trống rứt lông tới bật máu, rồi đem trộn với nước dãi để xây tổ thì chim mái lại bay xa hàng trăm cây số để kiếm mồi và ngược lại. Chim mái và chim trống yêu thương, quấn quýt bên nhau, cùng nhau xây dựng tổ ấm cho riêng mình giữa biển khơi đầy giông bão.
Bản năng sinh tồn buộc loài chim yến phải làm tổ trên vách đá cheo leo. Chúng làm vậy để tránh các động vật ăn thịt, đồng thời cũng giúp chắn gió để chim non có thể sống sót giữa biển khơi. Nếu như không có loài người, có lẽ vợ chồng chim yến đã sống trọn đời hạnh phúc bên nhau mà không cần phải nơm nớp lo sợ.

Trước mùa sinh sản, người ta sẽ cắt đi một phần tổ khiến chim trống phải gấp rút rứt lông đến kiệt sức để xây lại tổ cho vợ. Khi chim non sinh ra, cả hai vợ chồng phải kiếm mồi xa hàng dặm để nuôi con khôn lớn. Ấy vậy mà con người lại tới, vứt thẳng những chú chim non xuống biển. Để đến khi chim mẹ về tìm tổ, không thấy con đâu nên lượn vòng vòng trên không trung, bật ra những tiếng kêu thảm thiết, tuyệt vọng. Nó bay lên cao, rồi lao xuống như một tia chớp đâm thẳng vào vách đá, chim trống sau khi chứng kiến cái chết của vợ cũng bay vút lên rồi đâm thẳng xuống bên xác vợ mình.
Chúng nằm đó, bên nhau, hết thế hệ này đến thế hệ khác. Loài chim ấy như cố chứng minh cho loài người thấy mối tình bất tử của mình và cũng như lời cầu xin đừng hủy hoại những sinh linh bé bỏng giữa muôn loài.
Xem thêm: Tại sao trong ô tô lại cần có phanh xe? – Câu chuyện là bài học sâu sắc về cuộc sống
Đọc thêm
“Đàn bà trẻ, đàn bà già” là một câu chuyện nhân văn về tình cảm gia đình khiến nhiều người phải suy ngẫm.
“Vị khách thứ 100” là câu chuyện xúc động, như một ngọn lửa nhỏ sưởi ấm trái tim và khích lệ những hạt giống thiện lương đâm chồi, nảy lộc trong mỗi người chúng ta.
“Tại sao trong ô tô lại cần có phanh xe?”, câu trả lời của thầy giáo khiến tất cả học sinh im lặng suy ngẫm.
Tin liên quan
“Vẻ đẹp thật sự không nằm ở dáng vẻ bên ngoài” là câu chuyện cảm động về tình mẫu tử, cũng là bài học về giá trị thực sự của một con người.
“Ngôi chùa bị cháy” là câu chuyện giúp bạn hiểu được thế nào là “cực thịnh tất suy”, một việc khi tới giới hạn thì tức khắc sẽ đổi chiều.
“Không có ai sẽ trả tiền cho con” là một câu chuyện ý nghĩa, một bài học về cách giáo dục con mà bất kỳ người làm bố làm mẹ nào cũng nên học hỏi.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.