Ngôi chùa bị cháy – Câu chuyện sâu sắc nếu hiểu được gặp tai họa cũng chẳng chút run sợ

“Ngôi chùa bị cháy” là câu chuyện giúp bạn hiểu được thế nào là “cực thịnh tất suy”, một việc khi tới giới hạn thì tức khắc sẽ đổi chiều.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cổ nhân có câu “Cực thịnh tất suy” mang hàm ý nhắc nhở con cháu biết rằng một việc khi tới cực độ sẽ bắt đầu thay đổi. Vì thế, thấy phúc đừng mừng quá, thấy họa đừng vội buồn vì khi đó cũng là lúc vận mệnh bắt đầu đổi khác.

Do đó, nếu bản thân đang gặp nghịch cảnh thì hãy nghĩ rằng đó là cơ hội để rèn luyện bản thân, chuẩn bị thoát xác, đổi đời. Ngược lại, khi đang trên đỉnh vinh quang cũng đừng vội vui mừng, hả hê vì chỉ cần chút sẩy chân là có thể mất hết tất cả.

Câu chuyện “Ngôi chùa bị cháy”

Chuyện kể lại rằng, một ngày nọ bỗng nhiên ngôi chùa bị cháy, vị sư trụ trì dù không hiểu nguyên nhân gì nhưng vẫn tỏ ra vô cùng trầm tĩnh, không một chút hoang mang, lo lắng.

Có người đứng gần thầy bắt đầu xì xào bàn tán: “Nhân quả là đây chứ đâu, chắc là mích lòng ai nên người ta mới đốt chùa chứ gì?”

Thế nhưng, vị sư trụ trì chỉ đứng im lặng, không hề lên tiếng to nhỏ phân bua. Ngay lúc này một chú tiểu lại hỏi thầy mình: “Thưa thầy, vậy là do nhân quả gì mà chùa ta lâm vào cảnh khổ, ngôi chùa bị cháy khiến người đi ngang qua buông lời không hay?”

Vị sư lúc này nhìn chú tiểu, mỉm cười và nói: “Con cứ chờ xem”.

Ngoi chua bi chay Cau chuyen hieu duoc gap tai hoa cung chang run so-4

Chú tiểu nghe vậy lại càng thêm tò mò nhưng cậu cũng không được trả lời một cách cụ thể. Cho đến nửa năm sau, ngôi chùa lại được xây mới hơn nhờ sự đóng góp của rất nhiều Phật tử phát tâm cúng dường.

Khi đó, chú tiểu nhìn ngôi chùa mới lòng vô cùng hân hoan, như chợt hiểu ra điều gì đó, chú tiểu chạy đến chỗ vị sư và hỏi: “Kính thầy, phải chăng thầy kêu con chờ để xem điều này?”

Vị sư vẫn giữ thái độ thản nhiên nhìn ngôi chùa, mỉm cười nói: “Con cứ chờ xem”

Khoảng ba năm sau, chú tiểu ngày nào nay đã lớn khôn và chứng kiến sự thay đổi không ngừng của ngôi chùa, thế nhưng chú vẫn chưa hiểu được điều mà sư phụ nói mình phải chờ xem là điều gì/

Một lần nữa, chú tiểu ngày nào đi đến chỗ vị sư thầy và hỏi: “Thưa thầy, con vẫn chưa biết nên chờ xem điều gì ạ?”

Vị sư trụ trì lúc này không nhìn ngôi chùa, không nhìn chú tiểu mà chỉ nhắm mắt đáp rằng: “Con đã thấy hết rồi, còn hỏi ta điều gì?”

Ngoi chua bi chay Cau chuyen hieu duoc gap tai hoa cung chang run so-1

Chú tiểu chợt nhớ lại tất cả, từ những lời bàn tán không hay khi ngôi chùa bị cháy, cho đến khi mọi người hỗ trợ xây chùa mới ai cũng khen chùa đẹp, nay chùa đã hơi cũ người lại đến vì lòng thành. Nhưng dường như trong hoàn cảnh nào sư phụ vẫn điềm nhiên như thế, khen hay chê cũng đều thản nhiên đối mặt.

Chú tiểu chợt ngộ ra lời thầy, phải chăng sự chờ đợi ở đây chính là thản nhiên để mọi thứ diễn ra theo quy luật của nó vì cuộc đời này “Cực thịnh tất suy”. Lúc này, chú tiểu đảnh lễ vị sư phụ đáng kính của mình. Chú cũng hiểu ra rằng, đời người dẫu có muôn ngàn sóng gió, suy cho cùng cũng chỉ là để trường tu dưỡng cho bản thân mà thôi!

Bài học từ câu chuyện “Ngôi chùa bị cháy”

Câu chuyện ở trên cho ta một bài học lớn về “cực thịnh tất suy”. Hãy nhìn về quá khứ để thấy những nền văn minh vĩ đại đến mấy cũng có khi suy tàn theo tự nhiên hoặc là chúng tự kết liễu mình. Chẳng hạn như Đế chế Ba Tư cũng từng huy hoàng rực rỡ, hay Đế chế La Mã là đế chế tinh hoa tiêu biểu cho thế giới phương Tây... nhưng nay cũng đã tàn lụi và chỉ còn là đống tàn tích. Hoặc như đống phế tích của người Maya, nay chúng bị lãng quên, trở thành tàn tích cho du khách sau này tới thăm. Những di tích ấy là bằng chứng lịch sử hùng hồn nhất cho chúng ta thấy rằng "cái gì cũng có thời của nó".

Ngoi chua bi chay Cau chuyen hieu duoc gap tai hoa cung chang run so-2

Nếu áp dụng vào cuộc sống chúng ta có thể thấy rằng việc kinh doanh, làm ăn có khi rực rỡ cũng sẽ có ngày lụi tàn. Vì thế, nhân lúc đang thịnh thì ta nên tìm biện pháp để phòng thân cho những lúc suy tàn, và trong lúc khó khăn cũng đừng nản chí, hãy tiếp tục tiến lên rồi sẽ có cánh cửa mới mở ra.

Việc thịnh hay suy là điều tất yếu xảy ra như một quy luật trong tự nhiên. Nếu gặp vận thịnh thì tranh thủ khai thác thuận lợi. Nếu gặp vận suy thì thủ thường hoặc dùng biện pháp phòng ngừa hợp lý để giảm bớt rủi ro. Nhưng có một điều chúng ta nên nhớ, thịnh suy nào cũng không quan trọng bằng việc nội tâm ta có vững vàng, tĩnh lặng hay không. Người giữ được sự tĩnh tâm thì bất kể gặp thuận lợi hay khó khăn, dù nghèo khó hay giàu sang, vinh quang hay tầm thường,... Tất cả những xoay chuyển của cuộc đời này đều không thể làm khó được họ.  

Xem thêm: Người đàn bà góa- Bài học lớn về chữ hiếu ở đời

Đọc thêm

“Cái bẫy chuột” là câu chuyện nhân văn, giúp bạn hiểu ra một bài học lớn đó là giúp người khác cũng là giúp chính mình.

Cái bẫy chuột – Câu chuyện nhân văn về bài học cuộc sống
0 Bình luận

Chuyện "nước mắt của thiền sư" cho ta thấy rõ tinh thần của Phật giáo. Phật giáo lấy tâm từ bi làm gốc, như thế có thể làm cho vạn vật tìm được chốn trú chân.

Nước mắt của thiền sư - câu chuyện có thật nói về ý nghĩa của việc tu hành
0 Bình luận

"Người đàn ông trần như nhộng" được xem là khoảnh khắc điên rồ nhất trong lịch sử lễ trao giải điện ảnh Oscar. Thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau đó là cả 1 câu chuyện rất buồn.

Câu chuyện buồn phía sau hình ảnh người đàn trần như nhộng náo loạn sân khấu Oscar năm 1974
0 Bình luận

Tin liên quan

Câu chuyện Phật giáo "nước mắt hạc tiên" là bài học sâu sắc về cái kết của kẻ vô ơn. Những kẻ ăn quả không biết nhớ người trồng cây thì sớm muộn gì cũng nhận quả báo thích đáng. 

Câu chuyện 'nước mắt hạc tiên' - bài học sâu sắc về quả báo của kẻ vô ơn
0 Bình luận

“Con cũng chính là thầy của ta” là câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục, là bài học lớn dành cho những người mang danh “thầy cô” trên đời!

“Con cũng chính là thầy của ta” – Câu chuyện giáo dục đầy nhân văn
0 Bình luận

“Người khâu vá vết thương” là câu chuyện ý nghĩa về một người phụ nữ tần tảo, dành cả cuộc đời để vun vén cho gia đình khiến nhiều người phải nghẹn ngào.

Người khâu vá vết thương – Câu chuyện nhân văn đầy tình người
0 Bình luận


Bài mới

Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 10 giờ trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đề xuất