Lấy của người nghèo đem đãi người giàu – Câu chuyện thực tế sâu sắc
“Lấy của người nghèo đem đãi người giàu” là câu chuyện thực tế phản ánh lối sống đua đòi và vô cảm, khiến người ta không khỏi suy ngẫm.

Câu chuyện “Lấy của người nghèo đem đãi người giàu”
Người phụ nữ hỏi thằng bé: “Bé bán mớ rau này giá bao nhiêu?”
Thằng bé trả lời: “5 ngàn một bó, thưa bà!”.
Người phụ nữ liền nói: “3 bó 10 ngàn, không bán tao mua chỗ khác”.
Thằng bé nói: “Bà cứ mua với cái giá bà muốn đi vì bà đã mở hàng, từ sáng đến giờ con vẫn chưa bán được bó nào”.
Người phụ nữ lấy đi những bó rau và rồi đi, lòng thầm đắc thắng.

Đến cửa hàng hoa quả, người phụ nữ vặt luôn một quả nho ở chùm nho đẹp nhất ăn thử, miệng nhồm nhoàm, hỏi: “Nho bao nhiêu một cân?”
Anh bán nho có lẽ hơn chồng chị đến chục tuổi, nhưng lễ phép nói: “Dạ 50 ngàn một cân chị ạ!”.
Chị ta quát lên: “Mày bán hay ăn cướp thế, 30 ngàn thôi”.
Kỳ kèo qua lại, cuối cùng anh bán nho đồng ý bán cho chị ta với giá 40 ngàn một cân. Nhưng khi anh cân xong, trả tiền rồi thì chị ta lại vặt thêm mấy quả nữa ở chùm nho đẹp nhất bên kia sọt. Anh bán nho thấy thế tức run lên, vì không chỉ tốn công buộc lại chùm nho, mà những quả cùng chùm vị vặt cũng phải bỏ ra, lỗ đã thấy rõ, nhưng anh cũng chỉ biết ngậm ngùi thở dài…
Chiều hôm ấy, người phụ nữ và mấy người bạn đi shopping hết 11 triệu 700 ngàn, chị ta đưa luôn 12 triệu đồng chắn, nói với nhân viên khỏi trả tiền thừa. Bà chủ shop khinh khỉnh nhìn theo lầm bầm: “Cái bọn trưởng giả học làm sang!”.
Đã vậy, các chị còn tổ chức đi “từ thiện” rầm rộ nữa. Toàn đem cho mấy người thôn quê ít bộ váy áo cũ, rồi rủ nhau đi nhà hàng ăn uống hết 5.540.000 ngàn, đến khi thanh toán chị đưa luôn 6 triệu đồng cho dễ chia. Ông chủ hí hí cảm ơn, nhưng sau khi khách đi lại cất giọng lầu bầu: “Toàn lũ nạ lòng sồn sồn đua đòi!”.
Cứ thế, người phụ nữ ấy cắt xén từng đồng xu, lấy của người nghèo, rồi lại vung tay mang cho những người không cần thiết. Ôi xã hội gì lạ thế!
Lời bình câu chuyện “Lấy của người nghèo đem đãi người giàu”
Nếu có lòng tự trọng, những người như chị hãy rộng lòng với những người lao động thấp cổ bé họng. Đâu cần gì nhiều, chỉ cần mua bán sòng phẳng ở những cửa hàng đồ hiệu, nhà hàng sang trong thì cũng vô tư mua rau, quả và nhiều thứ khác của những người nghèo mà không phải kỳ kèo giá cả. Chỉ như thế thôi là gián tiếp giúp họ rồi!
Xem thêm: Tiếng đóng cửa – Câu chuyện sâu sắc về sự cảm thông và chia sẻ
Đọc thêm
Hơn 20 năm qua, dù không có lương bổng hay trợ cấp, nhóm bác sĩ quân y đã về hưu này vẫn nhiệt tình chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Tuy giá bán chính là 25.000 đồng/tô, nhưng hễ thấy người già, người khuyết tật đi ngang qua thì chủ quán cháo lòng ở TP.HCM này sẵn sàng bán miễn phí.
Không chỉ liều vay tín dụng 30 triệu mở quán cơm chay Sen Tâm 0 đồng, sư thầy Thích Thánh Phước còn lo chỗ ở miễn phí cho người nghèo.
Tin liên quan
“Tiếng đóng cửa” là câu chuyện ngắn nhân văn, hãy luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để biết cảm thông và chia sẻ nhiều hơn.
Cách đây nhiều năm, nhà văn Nguyễn Xuân Hưng đã kể lại ba câu chuyện về cảm thụ văn học vừa dí dỏm vừa sâu sắc. Đó là những chuyện mà ông cóp nhặt được từ chuyện học của con mình và bạn bè.
“Học cách buông bỏ để tâm an lành” là câu chuyện ngắn khiến chúng ta phải dừng lại để ngẫm nghĩ, sống ở đời muốn bình yên, thanh thản cách duy nhất là học cách buông bỏ muộn phiền.
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.