Nhóm bác sĩ quân y về hưu nhiệt tình chữa bệnh miễn phí cho người nghèo suốt 20 năm ở TP.HCM
Hơn 20 năm qua, dù không có lương bổng hay trợ cấp, nhóm bác sĩ quân y đã về hưu này vẫn nhiệt tình chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM, có một phòng khám nội tổng hợp miễn phí được nhiều người biết đến. Được thành lập từ năm 1995, đây là nơi để các bác sĩ về hưu thuộc Bệnh viện Quân y 175 dốc sức cứu chữa cho người nghèo.
Ban đầu, phòng khám nằm trên đường Phạm Văn Đồng, cơ sở vật chất thiếu thốn. Lúc ấy chỉ có 4 bác sĩ, 1 dược sĩ, 3 đông y phụ trách, nhưng họ vẫn làm việc luôn tay luôn chân. Đến năm 2009, phòng khám thuộc phạm vi quy hoạch làm đường nên phải dỡ bỏ. Tuy nhiệt huyết vẫn còn, nhưng vì chưa tìm được nơi phù hợp để xây dựng mà các y bác sĩ buộc phải tạm giải tán.

Với cái tâm của thầy thuốc, nhóm bác sĩ quân y ấy dành nhiều năm cố gắng vận động, kêu gọi hỗ trợ. Năm 2013, lãnh đạo UBND phường 3, quận Gò Vấp đã hỗ trợ một căn nhà nhỏ, Hội Cựu chiến binh phường cùng nhiều nhà hảo tâm góp sức sửa chữa để phòng khám hoạt động trở lại. 1 năm sau đó, phòng khám được Sở Y tế TP.HCM công nhận là địa điểm khám chữa bệnh chính thức.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Đồng, Trưởng phòng khám cho hay: "Là người lính Cụ Hồ, được tiếp tục cống hiến cho đất nước và xã hội là niềm vinh dự và hạnh phúc của chúng tôi. Nhiều năm theo nghề, hơn ai hết chúng tôi hiểu được những nỗi đau mà người bệnh phải trải qua. Vậy nên chỉ cần bản thân còn khỏe, còn phục vụ được cho bà con thì chúng tôi vẫn sẽ cố gắng để duy trì phòng khám".
Đến nay, phòng khám có 12 y bác sĩ, lương y và điều dưỡng làm việc, tất cả đều là cựu chiến binh về hưu. Người ít tuổi nhất đã ngoài 60, tuổi cao sức yếu nhưng họ vẫn ân cần khám chữa bệnh miễn phí mà không cần lương hay bất kỳ khoản trợ cấp nào.

Lương y Đỗ Văn Thành (67 tuổi, quận Tân Phú) cho hay, ông đã gắn bó với phòng khasmt ừ thiện này từ khi mới thành lập. Mỗi tuần, ông đều đặn đi hơn 10km từ nhà đến phòng khám mà chẳng nề hà gì. Ông là người phụ trách châm cứu duy nhất ở phòng khám, chỉ riêng năm 2021 đã điều trị cho 317 bệnh nhân.
Từng phục vụ trong quân y, bác sĩ Phan Xuân Lộc (64 tuổi, quận Gò Vấp) cho biết, từ khi nghỉ hưu đến nay, ông đã làm việc ở phòng khám được 6 năm. Ông tâm niệm: "Đây không chỉ là việc nhân nghĩa giúp đời mà còn mang lại cho tôi niềm vui tuổi già. Tôi và mọi người đều xác định sẽ phục vụ bà con lâu dài, khi nào già yếu, không còn minh mẫn nữa mới thôi".

Phòng khám mở cửa đều đặn từ 8 - 11h các ngày thứ Hai tới thứ Sáu hàng tuần, tiếp nhận khoảng 20-30 bệnh nhân/ngày. Ngoài việc điều trị các bệnh thông thường như cảm cúm, đái tháo đường, cao huyết áp... phòng khám còn xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt.
Là phòng khám thiện nguyện, nguồn thuốc ở đây chủ yếu do nhà hảo tâm, Hội Cựu chiến binh và chính các y bác sĩ đóng góp. Mỗi tuần đều có 5-7 người đến tặng thuốc, thuốc sau khi nhận đều được kiểm tra hạn sử dụng, nhập vào sổ và công khai khi giao ban hằng tuần.
Trong mùa dịch COVID-19 vừa qua, với tinh thần xông pha của người lính Cụ Hồ, các y bác sĩ tại phòng khám đã tham gia hỗ trợ công tác chống dịch, trực tổng đài và tiêm ngừa cho người dân địa phương.
Theo Kim Hồng - Thùy Linh/VTC News
Đọc thêm
Mới đây, các y bác sĩ tại bệnh viện TW Huế vừa tiến hành ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân từ tạng của người hiến tặng đã chết não.
Nhiều năm qua, bác sĩ Nguyễn Đức Vũ (Đắk Lắk) không quản khó khăn mà miệt mài trèo đèo, lội suối đi khám chữa bệnh cho người nghèo.
Hơn 30 năm qua, nữ bác sĩ Tống Thanh Mai (thường gọi Tám Mai) ở Đồng Tháp đã gom góm tiền và vận động nhà hảo tâm xây cầu cho người dân.
Tin liên quan
Cha mẹ sợ bẩn, ưa sạch sẽ quá mức sẽ tước đi ở trẻ một số kỹ năng cần thiết, điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Thế nên, trong một số trường hợp, bố mẹ nên để con thoải mái với các hoạt động, dù có nguy cơ bị bẩn cao nhưng sẽ giúp trẻ học hỏi được rất nhiều điều hay ho.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2019, thí sinh Trần Thị Thủy đã đạt được 9,25 điểm với bài văn phân tích tác phẩm "người lái đò sông Đà".
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc uống một cốc cà phê trước hoặc trong khi đi mua sắm sẽ khiến bạn muốn tiêu tiền nhiều hơn.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.