Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc bao hàm ý nghĩ nhân sinh sâu sắc

Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc ứng với nhân sinh có 3 loại đợi chờ, nếu hiểu được con người ta ắt thọ ích vô tận.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lập xuân không chỉ là tiết đầu tiên trong 24 tiết khí mà còn là một dịp lễ vô cùng quan trọng trong truyền thống của các nước Á Đông. Người xưa đã xem lập xuân như một tiết khởi đầu của mùa xuân, lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc, nó cũng bao hàm ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc.

Tiết lập xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 và kết thúc vào khoảng ngày 19 hoặc 20 tháng 2, khi xích kinh bằng 315°. Lập xuân cũng giống như lập hạ, lập thu, lập đông, đều là tiết khí thể hiện sự chuyển giao của bốn mùa. Lập xuân mang theo sắc màu của sự chuyển tiếp, thời kỳ lạnh đã qua thay vào đó là khí trời dần ấm lại, tuy rằng bước biến chuyển này không thật rõ ràng nhưng người ta vẫn cảm nhận được hơi thở của mùa xuân.

Cổ nhân khi nói về lập sẽ viết “Dương hòa khởi chập, phẩm vật giai xuân”, ý rằng vào tiết lập xuân thì vạn vật được hồi phục, bừng bừng sức sống và một năm bốn mùa cũng bắt đầu từ đây.

Lap-xuan-trai-qua-3-khoanh-khac-bao-ham-y-nghi-nhan-sinh-sau-sac-3

Người xưa chia 15 ngày của tiết lập xuân thành 3 khoảng thời gian: “Nhất hậu đông phong giải đống, nhị hậu triết trùng thủy chấn, tam hậu ngư trắc phụ băng”. Tạm dịch rằng: Một thời gió xuân làm tuyết tan; hai thời côn trùng bắt đầu sinh sôi; ba thời cá đội băng lên.

Quá trình lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc: 5 ngày đầu khi gió xuân chuyển ấm đến băng tuyết trên mặt đất dần tan, 5 ngày sau các loài côn trùng đang ngủ trong kén sẽ thức dậy, qua 5 ngày nữa lớp băng trên sông bắt đầu tan chảy cá sẽ bơi lội trong làn nước.

Có thể nói, 3 khoảnh khắc kỳ diệu này của lập xuân chính là thể hiện 3 giai đoạn nhân sinh, 3 loại tu hành, 3 loại chờ đợi. Con người nếu thấu hiểu sẽ thọ ích vô tận.

Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc: Chờ đợi gió đông

“Nhất hậu đông phong giải đống”, ý rằng lập xuân đã đến và những làn gió đông ấm áp bắt đầu thổi, khắp nơi tuyết sẽ bắt đầu tan, chẳng bao lâu nữa sự sống sẽ lan tỏa khắp mọi nơi. Nhờ có gió đông (gió từ hướng đông) mà vạn vật sinh sôi nảy nở, cả vùng đất bắt đầu sức sống cường thịnh, đây là Thiên đạo chứ không phải Nhân đạo.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa” từng có câu “Mọi sự đã chuẩn bị, chỉ còn chờ gió đông”, ý rằng mọi sự đã được chuẩn bị chu toàn mới có tư cách mong chờ gió đông. Bằng không, khi gió đông đến cùng lắm cũng chỉ thổi ra một chút gió lạnh, còn mọi việc vẫn là ngổn ngang và thất vọng.

Lap-xuan-trai-qua-3-khoanh-khac-bao-ham-y-nghi-nhan-sinh-sau-sac-1

Tựa như giấc ngủ của vạn vật trong giá tuyết trước khi gió đông thổi đến, cuộc đời của mỗi người cũng đều phải trải qua một kỳ “ngủ đông” như vậy. Đó là khi bạn còn nhỏ và chưa gặp được cơ hội thay đổi cuộc đời.

Ngủ đông chính là quá trình rèn luyện cần thiết để bản thân có thể mài giũa chính mình, tẩy tịnh những thứ dơ bẩn, hiển lộ ra những tinh túy bên trong. Đây chính là quá trình trưởng thành, quá trình tích lũy và dưỡng sức. Một khi nội lực bên trong đã tích lũy đủ thì cơ hội đến mới có thể cưỡi gió đạp mây, một bước tới trời.

Một tầng nghĩa khác của gió đông chính là thiên thời. Ẩn sĩ cuối thời đại nhà Đường cho rằng: “Thì lai thiên địa giai đồng lực, vận khứ anh hùng bất tự do”, ý rằng thời cơ đến thì có cả trời đất đều góp sức, thời cơ đi thì anh hùng cũng chẳng có đất dùng.

Nhân sinh chớ lo vội vã, bởi từng bước chậm rãi, vững chắc mới là con đường đúng đắn nhất. Lúc khó khăn học được cách nhẫn nại thì thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy đây chính là giá trị lớn nhất mà bạn đạt được. Trong “Thái Căn Đàm” có một câu nói rất hay: “Phục cửu giả phi tất cao, khai tiên giả tạ độc tảo”, ý rằng phàm là thứ ẩn nấp lâu, khi bay ắt sẽ bay cao; phàm là vật khai nở quá sớm, khi tàn tạ cũng rất mau lẹ.

Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc: Chờ đợi bay cao

“Nhị hậu triết trùng thủy chấn”, ý nói rằng 5 ngày sau lập xuân côn trùng ngủ đông sẽ bắt đầu tỉnh lại, nhưng thời tiết vẫn đang còn lạnh, thời cơ chưa tới nên chưa thể ra ngoài.

Khoảnh khắc này của lập xuân cũng giống như một giai đoạn trong đời người. Lúc bạn cố gắng luyện tập rất lâu, bản sự cũng đã luyện thành, tâm tính đã giữ được vững, thứ cần bây giờ chỉ là thời cơ để bộc lộ chính mình.

Lap-xuan-trai-qua-3-khoanh-khac-bao-ham-y-nghi-nhan-sinh-sau-sac-2

Bất luận là giai đoạn 1 hay 2 đều cùng nói đến một vấn đề chính là “thế”, nhưng trên thực tế có rất ít người có thể thông tuệ giải bày được chữ này. Cho nên, không thể biết được “thế” này là thuộc phần nội thế hay ngoại thế.

Ngoại thế ở đây chính là thời cơ và cơ hội tốt từ bên ngoài, trong khi đó nội thế chính là tự bản thân mình tu luyện để tạo thành ưu thế. Chỉ khi nội thế và ngoại thế đồng nhất, tương hợp, cộng hưởng với nhau mới có thể đem lại hiệu quả lớn nhất. Nếu như chỉ có một phần kết quả thường sẽ không thành, mà cho dù có thành cũng khó lòng duy trì được lâu dài.

Một cách nhìn khác, “thế” cũng được phân thành 2 loại đó là tạo thế và mượn thế. Mượn thế chính là nắm bắt và tận dụng xu thế bên ngoài. Còn tạo thế thì không chỉ đơn thuần là tạo ra thế từ bên ngoài, trừ khi bạn có địa vị rất cao, có quyền lực to lớn nếu không thì sẽ rất khó, mà điều bạn cần làm ở đây chính là tạo ra thế từ chính mình. Bắt đầu việc tạo thế này bằng cách tập trung tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Bất luận như thế nào

“thế” thành thì sự mới thành, thế càng lớn thì đại sự càng dễ thành.

Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc: Chờ tiêu dao tự tại

Nội thế, ngoại thế, tạo thế hay dựa thế nói chung cũng đều không bằng luận thế. Bởi vì suy cho cùng thuận theo người vì để thành tựu sự nghiệp, người thuận với tự nhiên là để thành tựu cảnh giới. Khoảnh khắc thứ 3 của lập xuân chính là để nói đến điểm này.

Lap-xuan-trai-qua-3-khoanh-khac-bao-ham-y-nghi-nhan-sinh-sau-sac-4

“Tam hậu ngư trắc phụ băng” ý rằng năm ngày cuối cùng trong mười lăm ngày lập xuân, băng trên sông đã bắt đầu tan, cá bắt đầu bơi lên mặt nước du ngoạn, lúc này trên mặt nước còn có những tảng băng nhỏ trôi giống như cá đang đội những tảng băng trên đầu.

Cảnh tượng này giống như cá đang muốn phá băng thoát ra, tạo ra cảm giác tràn đầy sức sống khiến người ta liên tưởng đến hình tượng cá Côn đạp nước hóa thành chim Băng trong “Tiêu dao du” của Trang Tử.

Thiên thứ nhất của Nam Hoa kinh, Tiêu dao du kể rằng: “Biển Bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về Biển Nam. Chỗ Biển Nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành”.

Côn Bằng là loài Linh Thú thượng cổ xuất hiện từ thuở hồng hoang, là loài phi ngư to lớn, thường cư trú ở Bắc Minh, hay còn gọi là Biển Bắc. Loài thú này sống ở vùng biển sâu, sau một thời gian dài hấp thụ linh khí trời đất, tánh linh thức tỉnh, thọ mệnh trường tồn, kích thước tăng trưởng theo thời gian, lại có thể rời khỏi mặt biển, thong dong tự tại nơi thiên không bao la.

Ở điểm này, Côn Bằng với Ngư Long tức cá chép hóa rồng và chim sẻ hóa Phượng Hoàng có điểm tương đồng với nhau. Đạo Gia xem Côn Bằng là một biểu trưng của người tu đạo luyện mình xuất thế gian, để cùng tồn tại với trời đất, cùng hòa hợp với tạo hóa. Đây chính là tiêu dao tự tại. Tựa như sau khi lập xuân, trời đất quang đãng, vạn vật tự tại sinh sôi.

Nhưng phàm ở đời, cái gì cũng đều có giá của nó. Muốn có được sự tự do, thong dong, tự tại thì cần phải đánh đổi bằng sự nghiêm túc, kiên trì, bền bỉ và một ý chí vĩ đại.

Chờ đợi, kiên trì là tư vị sâu sắc của nhân sinh. Giống như những khoảnh khắc của lập xuân, hết thảy mọi sự ở đời đều phải chờ đợi, bình tĩnh, kiên trì ắt nước sẽ chảy thành sông.

Xem thêm: Tư chất của người khôn ngoan: Thay vì săn bắn hãy lo nuôi trồng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhân sinh muốn bình an hạnh phúc, bạn cần học cách sử dụng phép trừ trong cuộc sống. Trừ đi những phần thừa thãi của cuộc đời.

Nhân sinh muốn bình an đừng quên những phép trừ trong cuộc sống
0 Bình luận

Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử là câu chuyện học trò của Khổng Tử ăn vụng cơm để rồi ông tự than trách chính mình và 3 bài học thâm thúy để lại cho hậu thế.

“Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử” – Mạn đàm 3 bài học nhân sinh
0 Bình luận

“Tiểu hòa thượng bán đá” là câu chuyện giúp bạn hiểu một điều rằng giá trị của bạn người khác không có quyền quyết định.

“Tiểu hòa thượng bán đá” – Câu chuyện giúp bạn nhìn thấu nhân sinh
0 Bình luận

Tin liên quan

Đời người ngắn ngủi, thay vì khiến mình tủi thân chỉ để người khác vui vẻ, chi bằng hãy luôn sống thật để bản thân cảm thấy bình thản.

Nhân sinh có 4 'không' phải nhớ: Không nịnh bợ, không giải thích, không miễn cưỡng, không cẩu thả
0 Bình luận

Đời người ngắn ngủi, đừng để những nỗi buồn kéo dài triền miên phá hủy cuộc sống hạnh phúc của bạn. Hãy tĩnh lặng để cảm nhận niềm vui mà bạn xứng đáng có được.

Đọc xong bài này mọi buồn lo của bạn dường như tan biến, chuyện nhân sinh chỉ như nước chảy mây trôi
0 Bình luận

Đôi khi, những câu chuyện ngắn mang đến cho ta những bài học nhân sinh ý nghĩa. Cùng đọc 4 câu chuyện dưới đây và chiêm nghiệm bạn nhé.

'Đầu tư ít nhất mà thu lợi nhiều' - 4 câu chuyện ngắn ẩn chứa triết lý nhân sinh sâu sắc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 15 giờ trước
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất