Làm lại cuộc đời – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Nợ nần vì đỏ đen, chồng bàn với tôi bán căn chung cư đang ở để trả nợ. Khoản tiền còn lại anh sẽ đầu tư làm ăn, làm lại cuộc đời. Nhưng tôi không biết mình có nên tin chồng không?

Tôi đang đứng giữa một ngã rẽ khó khăn của cuộc đời. Chồng tôi từng là trụ cột gia đình, nhưng giờ lại trở thành nguyên nhân khiến tôi mất ăn mất ngủ vì khoản nợ cờ bạc gần 1 tỷ đồng.
Mỗi tháng, số tiền lãi và gốc phải trả khiến hai vợ chồng điêu đứng. Tiền lương vừa vào tài khoản liền bay đi hết. Áp lực đè nặng khiến cuộc sống gia đình ngột ngạt. Mỗi ngày mở mắt ra, nghĩ đến khoản nợ lớn trêu trên đầu là tôi lại thấy kiệt sức.
Mấy hôm nay, chồng bàn với tôi là muốn bán căn chung cư đang ở để trả nợ. Đây là căn nhà vợ chồng tôi phải vất vả đi làm, ăn tiêu dè sắn suốt nhiều năm, rồi còn phải vay mượn gom góp khắp nơi mới mua được. Giá trị hiện tại của nó rơi vào khoảng 3.5 tỷ đồng. Anh nói, bán nhà xong là trả hết nợ, hai vợ chồng vẫn còn dư khoảng 2.5 tỷ. Với khoản tiền đó anh tính sẽ mua đất lướt nhanh rồi góp vốn với bạn bè làm ăn.
Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con đang học trường công, con còn nhỏ nên cũng không tốn kém chi phí gì nhiều. Thuê nhà thì chỉ tầm 7-8 triệu/tháng. “Nếu anh tu chí làm ăn, tích cóp thì chỉ tầm 1 năm thôi là vợ chồng mình sẽ mau lại được nhà mới”, anh hứa hẹn.

Nghe qua thì thấy hợp lý nhưng tôi không thể nào yên tâm được. Là vợ, tôi đã bao phen chứng kiến chồng hứa hẹn, thề thốt bỏ cờ bạc nhưng rồi đâu lại vào đó. Nếu tôi đồng ý bán nhà, giao hết tiền cho anh, lỡ như anh không tu chí làm ăn, sa vào con đường bài bạc nữa thì mẹ con tôi sẽ sống ra sao? Căn nhà duy nhất không còn, tiền không giữ được, chắc chúng tôi phải ra đường mà cạp đất ăn.
Không phải tôi không thương chồng, nhưng tôi sợ anh không đủ bản lĩnh để vượt qua được cám dỗ. Tôi không thể đặt cược cuộc sống của hai mẹ con vào lời hứa hẹn “làm lại từ đầu” của anh được.
Tôi thì nghĩ, khổ đến mấy cũng chịu được, hai vợ chồng cố gắng kiếm tiền trả nợ, còn nhà còn cửa là còn chỗ chui ra chui vào. Nhưng giờ anh lại muốn tôi đánh đổi tất cả để “làm lại từ đầu”. Tôi nói sẽ suy nghĩ thêm và không đả động gì nữa thì chồng lại hối thúc.
Mấy hôm vừa rồi, nhìn chồng mất ăn mất ngủ, mắt thâm quầng, đau dạ dày triền miên tôi xót lắm.Làm vợ, tôi hiểu chồng mình đang gặp phải khó khăn lớn, nhưng liệu sự đánh đổi này có quá mạo hiểm hay không? Tôi nên bảo vệ mái ấm cho con hay liều một phen vì lời hứa đổi đời của anh? Tôi thật sự không biết phải làm gì…
Đọc thêm
Nghe lời mẹ chồng nói, cô con dâu uất ức không chịu được. Nếu giả sử được “trả về nơi sản xuất” như lời mẹ chồng nói thì cô cũng chỉ muốn cầm vali đi ngay…
Bà cụ tầng dưới đã ra đi, bà mang theo nỗi cô đơn và bất lực của mình. Những ngày cuối đời, điều bà mong mỏi duy nhất chỉ là hơi ấm tình thân nhưng không được…
Chỉ ít ngày sau đám cưới, tôi vô tình phát hiện ra nhà chồng tặng vàng giả trong đám cưới để “làm màu” với thông gia, họ hàng và làng xóm láng giềng.
Tin liên quan
Cổ nhân cho rằng, những người khôn ngoan sẽ không để tâm đến 3 chuyện này. Những kẻ dại dội thì hay chấp nhặt, để ý từng ly từng tý.
Cổ nhân xưa tin rằng, những người thuộc mệnh này cực hợp trồng cây đinh lăng. Vì loại cây này giúp hút tài lộc, mang lại phú quý, giàu có.
Cổ nhân cho rằng, những ai ngoài tướng mạo có 3 điểm cao này thì sẽ là người may mắn, mang mệnh phú quý, giàu sang.
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.