Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.
Chị là hàng xóm của tôi, năm nay đã ngoài 70 tuổi, chị có được 2 mụn con, 1 trai 1 gái. Chồng chị mất từ lúc chị mới hơn 30 tuổi, một nách hai con chị bươn chải, làm đủ mọi việc để kiếm sống, nuôi hai con ăn học. Cũng có một vài thương chị, thấu hiểu cho hoàn cảnh của chị, muốn gắn bó đỡ đần mẹ con chị, nhưng chị lại sở cảnh con anh con tôi, sợ các con bị tổn thương nên chấp nhận hy sinh hạnh phúc riêng của mình để chăm lo cho con cái.
Hai đứa con chị giờ đã yên bề gia thất cả, có nhà thành phố, chỉ còn mình chị lủi thủi ở quê. Thỉnh thoảng chị lại lên thành phố ở với con cháu vài ngày, những lúc ấy tôi với chị cũng hay trò chuyện, hàn huyên đủ thứ. Mấy hôm rồi không thấy chị gọi tôi đi bộ cùng, sang nhà tôi mới biết chị bị ốm, tôi hỏi các con đâu mà để chị ốm nằm mình vậy thì chị bảo vợ chồng chúng nó dẫn con đi du lịch rồi. Mấy hôm trước cháu được nghỉ hè, chúng nó gọi chị ra để trông cháu.
Thấy chị ốm, tôi vội vàng chạy ra đầu ngõ mua cháo cho chị và nhờ bác sĩ đến khám, chị phải tiêm truyền vì sốt cao. Tôi bảo sao chị không gọi cho con gái, chị bảo không muốn làm phiền các con, chúng nó còn bận đi làm rồi con nhỏ.
Con trai và con dâu chị gọi điện về thấy mẹ ốm nằm bẹp giường cũng chỉ dặn mẹ cố gắng ăn uống cho mau khỏe. Nhưng ai nấu ăn, ai chăm mẹ để mẹ mau khỏi bệnh thì không thấy chúng nhắc đến.

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình. Chị bảo ở quê ốm đau còn nhờ được người này người kia, còn ở đây mang tiếng có con có cháu mà mình chẳng khác gì osin. Mà có khi osin còn được quan tâm hơn, chứ với mình chúng nó coi như đó là trách nhiệm, trách nhiệm của mẹ, trách nhiệm của bà. Chúng nó chẳng cần biết mẹ thích gì, muốn gì. Nhiều khi chị thấy mình cô đơn, lạc lõng giữa bầy con, bầy cháu của mình lắm.
Tôi nghe chị bộc bạch mà nghẹn ngào, nước mắt cứ vậy ứa ra dù không muốn khóc trước mặt chị. Ôi những bà mẹ muôn thuở là vậy, con cái là niềm hạnh phúc của mẹ nhưng sống vô tâm như vậy thì mẹ làm sao hạnh phúc được. Tôi bảo sao chị không nó cho chúng nó biết, nó là con mình mà. Chị lắc đầu bảo nói làm gì, nói ra có khi lại căng thẳng hơn, thà chị chịu một mình cho chúng nó vui vẻ. Đúng là nước mắt chảy xuôi…
Sáng nay chị sang nhà chào tôi để về quê. Chị bảo chị muốn về, thà ở một mình cho nhẹ lòng. Nhưng tôi biết trong lòng chị đang nặng trĩu, chị chỉ đang cố tỏ ra vui vẻ thế thôi. Tiễn chị ra bến xe, nhìn chị chen chúc trên xe khách trong khi các con chị ai cũng có ô tô riêng, trời thì nắng nóng, chị thì vừa ốm nặng mà lòng tôi nặng trĩu… không biết các con chị sẽ có suy nghĩ gì? Tôi vẫy tay chào chị rồi vội quay đầu lau đi những giọt nước mắt. Nhất định tôi sẽ về quê thăm chị một ngày gần nhất…
Tin liên quan
Cổ nhân nói “Miệng đàn ông quyết định sự thịnh suy của cả gia đình”, câu nói này của người xưa mang hàm ý gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
"Chị Dậu" là người phụ nữ nghèo khó phải bán con, bán chó để cứu chồng khỏi sưu cao thuế nặng. Thế nhưng ít biết được, chị Dậu có xuất thân rất khác với hoàn cảnh sau khi lấy chồng.
Mỗi nhà mỗi cảnh, gia đình không khá giả, đừng liều nuôi dạy con theo cách của người giàu, kẻo khiến tương lai của trẻ bị trì trệ.