Sự thật bất ngờ về nhân vật chị Dậu trong "Tắt đèn": Sinh ra trong gia đình khá giả, có của ăn của để?

"Chị Dậu" là người phụ nữ nghèo khó phải bán con, bán chó để cứu chồng khỏi sưu cao thuế nặng. Thế nhưng ít biết được, chị Dậu có xuất thân rất khác với hoàn cảnh sau khi lấy chồng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố). Tác phẩm hiện thực phê phán với nội dung về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm gồm 26 chương, trong đó, chương XVII là được đưa vào trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tập 1 do Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành với tựa đề "Tức nước vỡ bờ".

Nhân vật chính trong tác phẩm là chị Dậu. Và cứ nhắc đến chị Dậu là người ta nghĩ ngay đến cuộc sống khổ cực của người nông dân, khổ đến nỗi phải bán con, bán chó để có tiền nộp sưu thuế cứu chồng. 

Tuy nhiên, có rất ít người biết rõ tường tận về tên thật, lai lịch, hoàn cảnh của chị Dậu. Và bài viết dưới đây sẽ giải thích cặn kẽ:

Chị Dậu tên thật là Lê Thị Đào. Chị là một cô gái xinh đẹp, giỏi giang, tháo vát và sinh ra trong gia đình trung lưu. Trước khi lâm vào cảnh bi đát, gia đình chị còn có của ăn của để.

Su-that-bat-ngo-ve-gia-canh-cua-chi-Dau-truoc-khi-lay-chong-5

Chị Lê Thị Đào lấy chồng là anh Nguyễn Văn Dậu nên người ta gọi là chị Dậu. Trong tác phẩm Tắt đèn, nhà văn Ngô Tất Tố miêu tả chị là người phụ nữ dịu dàng, đảm đang, thương con, thương chồng, song cũng cứng cỏi, dũng cảm chống lại bọn cường quyền để bảo vệ chồng.

Cuộc đời chị từ khi lấy anh Dậu phải đối mặt với nhiều khổ sở, đau đớn, bất hạnh: Chị làm quần quật từ sáng đến khuya nhưng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, không có tiền nuôi chồng, nuôi con.

Mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Chưa hết, sau khi đám ma cho em trai xong, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm được gì, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu khiến gia đình lâm vào cảnh "nhất nhì trong hạng cùng đinh" của làng.

Đến mùa sưu thuế, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối cùng, bần cùng quá, chị buộc phải dứt ruột bán đi cái Tí - đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn, hiếu thảo và ổ chó mới đẻ cho vợ chồng Nghị Quý lấy hai đồng nộp sưu.

Vừa đủ tiền nộp sưu cho chồng thì bọn cai lệ lại ép chị nộp tiền sưu cho em trai anh Dậu (đã qua đời) với lý do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị cùm kẹp không được cho về nhà.

Su-that-bat-ngo-ve-gia-canh-cua-chi-Dau-truoc-khi-lay-chong-7
Chị Dậu phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng

Nửa đêm, anh Dậu dở sống dở chết được đưa về. Anh được bà con lối xóm giúp đỡ nên dần tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng cho chị bơ gạo nấu cháo cho chồng ăn để lại sức. Nhưng vừa kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lý trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu ra sức van này nhưng không được. Cuối cùng uất ức quá không thể chịu được nữa, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng: Mày đánh chồng bà, bà cho mày xem!

Phạm tội đánh người, chị Dậu bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là kẻ dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm tóc bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy.

Su-that-bat-ngo-ve-gia-canh-cua-chi-Dau-truoc-khi-lay-chong-9

Sau đó chị may mắn gặp được một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng, không ăn được cơm). Chị bè về bàn với anh Dậu cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc.

Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định dở trò đồi bại với chị... Tác phẩm kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!"

Xem thêm: Phần người quằn quại của Chí Phèo trong cái gầm trời mang tên "Vũ Đại"

Đọc thêm

Câu văn mở đầu rất quan trọng, nó là cách nhà văn xác định hướng phát triển của câu chuyện mình muốn kể... Và Chí Phèo đã có câu văn mở đầu rất ấn tượng.

'Hắn vừa đi vừa chửi...' - Câu văn mở đầu siêu ấn tượng trong truyện ngắn Chí Phèo
0 Bình luận

Nhắc đến Chí Phèo của Nam Cao, người ta nghĩ ngay đến một tên say rượu đã hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính.

Cái tỉnh trong cơn say triền miên từ từ lúc ra tù của Chí Phèo
0 Bình luận

Chí Phèo là người nông dân cùng quẫn vốn lương thiện, hiền lành, tự trọng nhưng bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hóa, côn đồ hóa. Sau khi gặp Thị Nở, hắn muốn hoàn lương nhưng không được. Trong cơn phẫn uất hắn cầm dao đến nhà kẻ thù, giết chết hắn...

Chí Phèo giết Bá Kiến khi tỉnh hay say?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất