Cái tỉnh trong cơn say triền miên từ từ lúc ra tù của Chí Phèo

Nhắc đến Chí Phèo của Nam Cao, người ta nghĩ ngay đến một tên say rượu đã hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐỀ BÀI:

Nói đến CHÍ PHÈO trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, người ta nghĩ ngay đến một tên say rượu đã huỷ hoại nhân hình lẫn nhân tính. Hãy phân tích những cái tỉnh trong cơn say triền miên từ lúc ra khỏi tù của CHÍ PHÈO .

GỢI Ý LÀM VĂN:

Chỉ vì sự ghen tuông vớ vẩn của Bá Kiến mà Chí Phèo đã bị đẩy vào tù. Nhà tù thực dân đã biến Chí Phèo từ một anh nông dân hiền lành thành gã nát rượu, bặm trợn gớm ghiếc. Từ khi ra khỏi tù, CHÍ PHÈO say triền miên, hầu như chỉ có một lần tỉnh, một lần gọi là nhạt rượu và một lần tỉnh trong cơn say.

Một lần gọi là nhạt rượu: Là lần CHÍ PHÈO ra khỏi tù, đến nhà Bá Kiến rạch mặt kêu làng. Lúc đó, nhờ men rượu, Chí Phèo trở nên hùng hổ lắm. Nhưng đến khi đối thoại với Bá Kiến là lúc đã nhạt rượu, CHÍ PHÈO lại cảm thấy sợ. Có thể thấy hành vi của Chí hoàn toàn liều lĩnh và mang tính bột phát. Chí sợ cái uy của Bá Kiến. Đó là nỗi sợ hãi cố hữu của người nông dân trước cường quyền. Từ trong sâu xa bản chất của Chí cũng chỉ là một nông dân thật thà đến mức gần như ngây thơ. Chí làm sao qua được kẻ khôn róc đời như Bá Kiến. Bá Kiến là kẻ tinh ma xảo quyệt, lắm mưu nhiều kế nên đối phó với Chí chẳng lấy gì là khó khăn. Chỉ thoáng nhìn qua là Bá Kiến đã hiểu được ý đồ của đối phương và nhanh chóng khuất phục bằng những lời đường mật ngọt tai. Từ một vị trí là kẻ đi hỏi tội kẻ thù chỉ thoắt một cái ván cờ đã lật ngược: kẻ có tội lại ung dung như một kẻ ra ơn còn người hỏi tội lại thành tay sai phục dịch cho kè thù mà không hay biết.

Cai-tinh-trong-con-say-trien-mien-tu-tu-luc-ra-tu-cua-Chi-Pheo-7

Lần tỉnh táo thứ nhất là sau khi ăn bát cháo hành của Thị Nở. Bát cháo hành của thị Nở làm thức tỉnh lương tri đã mất từ lâu của Chí. Nếu như trước đây, Chí chỉ biết uống rượu, chửi bới, dọa nạt, cướp giật, nằm vạ… thì giờ đây khi được ăn bát cháo hành miễn phí của thị Nở, hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ổi sao mà hắn hiền…? Bát cháo có gì đâu, một chút cháo, vài cọng hành và ba hạt muôi mà hiệu quả thật không ngờ, bát cháo hành quả là liều thuốc giải độc. Nó vừa giúp Chí Phèo thoát ra khỏi cơn ốm sau khi say rượu vừa khơi dậy bản chất ý thức con người ở Chí. Phải chăng bát cháo hành đơn sơ chân quê đó đã được nấu bằng tất cả tấm lòng yêu thương chân thật của thị Nở? Đúng vậy, “bát cháo hành” tượng hình cho tình cảm của thị Nở với Chí Phèo, một tình cảm dịu dàng, giản dị nhưng đong đầy ân tình, nhân nghĩa… Đó là thứ tình cảm thiêng liêng giữa con người với con người, thứ tình cảm đó có thể cảm hóa được con người, khiến họ từ bỏ những cái xấu xa để sống đúng với bản chất vốn có của một con người. Một sự tỉnh tao kì diệu, đã chuyển Chí từ một con quỹ dữ trở thành người khao khát sống cuộc đời lương thiện.

Lần tỉnh thứ hai là trong cơn say: Là lần CHÍ PHÈO cầm giao đến giết Bá Kiến. Trong cơn say, ý định ban đầu của Chí là đến đâm chất bà cô Thị Nở và Thị Nở. Xong, Chí lại xách dao đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Chí nhận ra rằng kẻ thù lớn nhất, độc ác nhất trong cuộc đời Chí luôn luôn chỉ có một mà thôi đó chính là tên Bá Kiến, tiềm thức đã ngủ yên biết bao năm nay của hắn bỗng được thức tỉnh. Chí Phèo hoàn toàn thức tỉnh. Những lời đối thoại trước khi giết Bá Kiến là lời đối thoại tỉnh táo nhất trong lúc CHÍ PHÈO say nhất. Chí Phèo giết Bá Kiến để trả thù, để xả hết bao nỗi khốn nhục uất ức mà hắn phải chịu bấy lâu nay, để trả thù cho cái lương thiện mà tên Bá Kiến đã cướp mất của hắn.

Xem thêm: Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm văn học kỳ I lớp 12: Đề thi rất hay hỏi

Đọc thêm

"Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ" - để tạo ra 1 tác phẩm như thế rất cần người nghệ sĩ an chính là 1 nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.

Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ
0 Bình luận

“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương’’ - đây là ý thơ rất hay của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm Lục Vân Tiên.

“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương'
0 Bình luận

Nhân dịp Tết Quý Mão 2023, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC sẽ thực hiện chương trình nghệ thuật với chủ đề "Thắp lên ngọn lửa".

Mừng Tết Quý Mão 2023, VTC thực hiện chương trình 'Thắp lên ngọn lửa'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất