"Hắn vừa đi vừa chửi..." - Câu văn mở đầu siêu ấn tượng trong truyện ngắn Chí Phèo

Câu văn mở đầu rất quan trọng, nó là cách nhà văn xác định hướng phát triển của câu chuyện mình muốn kể... Và Chí Phèo đã có câu văn mở đầu rất ấn tượng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Hắn vừa đi vừa chửi", đây là câu văn mở đầu kiệt tác Chí Phèo chỉ có năm chữ nhưng chứa đủ các thông tin về nhân vật chính và sức nổ của tư tưởng-chủ đề tác phẩm: "hắn" là đại từ chỉ nhân vật, khi gọi ai đó là hắn cũng đủ biết thái độ của nhà văn đối với đối tượng được miêu tả; hơn thế cũng có thể thấy được địa vị xã hội, tình cảnh sống của họ. Một người vừa đi vừa chửi, chắc chắn tâm trạng không bình thường (người ấy chắc đang rất buồn, thậm chí đầy giận dữ một cách vô cơ vì một điều vô nghĩa lí nào đó). Thậm chí câu mở đầu truyện ngắn cũng có thể cho ta biết được cái phong vị văn chương, thậm chí cả phong cách của nhà văn. Câu văn mở đầu cho ta biết được lối tư duy nghệ thuật của nhà văn, một lối tư duy khúc chiết, sáng rõ như tư duy của một nhà toán học.

Câu văn mở đầu truyện ngắn cũng cho ta biết được phương pháp viết văn của Nam Cao, chúng tôi tạm gọi đó là phương pháp giãn cách. Phương pháp giãn cách được ứng dụng trong sáng tác và diễn xuất kịch, nó yêu cầu diễn viên phải tạo một khoảng cách giữa mình với vai diễn, không được hòa tan, không được đánh mất sự tỉnh táo để ngộ nhận cái ranh giới giữa nghệ thuật và cuộc đời. Trong trường hợp này, nhà văn Nam Cao đã giữ một khoảng cách cần thiết giữa mình và nhân vật Chí Phèo.

Cau-van-mo-dau-sieu-an-tuong-trong-truyen-ngan-Chi-Pheo-7

Câu văn mở đầu cũng cho ta nhận biết một lối văn có tốc độ của Nam Cao, tốc độ này tạo cho tác phẩm 1 nhịp điệu riêng. Câu văn mở đầu cũng đồng thời có thể giúp người đọc nhận biết được giọng văn của nhà văn trong tác phẩm này. Trong ngôn ngữ giao tiếp, người ta chú ý đến ngữ điệu, còn trong tác phẩm văn chương người ta chú ý đến giọng điệu. Giọng là hạt nhân của phong cách nghệ thuật ngôn từ trong sáng tác thơ cũng như văn xuôi. Câu văn mở đầu truyện Chí Phèo cho ta nhận biết ngay một giọng đặc trưng, đặc sắc của Nam Cao-giọng bình thản, lạnh lùng, khách quan và đôi khi có vẻ "tàn nhẫn". Giọng này có đặc tính như nhận xét của nhà văn Pháp A.Phơrăngxơ về G. Môpatxăng, đại ý, đằng sau sự lạnh lùng tàn nhẫn là giọt nước mắt ấm nóng nhỏ xuống những kiếp người nhỏ bé, đáng thương, những con người bình thường nhưng tâm hồn và nhân cách thánh thiện.

Viết được câu văn mở đầu hay là nhà văn đã xác định được hướng phát triển của câu chuyện mình muốn kể với bạn đọc, là xác định được giọng điệu kể chuyện mà mình theo đuổi trong suốt chiều dài tác phẩm. Câu văn mở đầu cũng giống như cánh cửa, mở ra, dẫn người đọc vào ngôi nhà vừa xây cất xong. Đứng ở ngưỡng cửa nhìn vào, ta có thể biết chủ nhân của ngôi nhà này là người như thế nào (giàu có hay nghèo hèn, có mến khách không, có giàu có về tâm hồn không, có đáng tin như một người bạn chân chính không,...)

Trong nghệ thuật truyện ngắn, đoạn mà đầu (mà quan trọng nhất là câu văn mở đầu) và đoạn kết thúc liên hệ khăng khít với nhau, có những mối liên hệ "ngầm" mà độc giả tinh ý mới nhận ra được. Một nhà văn tài danh thế giới có viết, đại ý, nếu ở đầu truyện anh tả một khẩu súng treo trên tường, thì ở cuối truyện cần cho nó nhả đạn. Trở lại câu văn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao "Hắn vừa đi vừa chửi" sẽ ngầm báo cho chúng ta biết, cuối truyện khẩu súng sẽ nhả đạn như thế nào (Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình, nhưng câu chuyện về nhân vật này chưa thể kết thúc bởi "Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua,...).

Câu văn mở đầu truyện ngắn Đời thừa (1943) của Nam Cao được nối dài hơn với tám chữ "Từ ngẩng mặt lên nhìn Hộ ba lần". Câu văn mở đầu truyện ngắn này có sắc thái khác hẳn câu văn mở đầu truyện Chí Phèo. Khác, không phải vì số chữ tăng lên mà vì hành động nhìn của nhân vật Từ được nhấn mạnh: ba lần. Vì sao Từ lại nhìn chồng (Hộ) theo cách ấy? Vì "Từ thấy sợ...". Vì sao người vợ lại sợ người chồng, mặc dù chính Hộ đã mở rộng vòng tay cứu vớt Từ? Câu văn mở đầu đã khơi gợi ở người đọc trí tò mò để phải đọc cho hết truyện nhằm giải mã câu hỏi này.

Nếu đọc lại truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trước năm 1945 một cách kỹ lưỡng, vừa với tư cách người thưởng thức, vừa với tư cách người nghiên cứu, chúng ta sẽ nhận biết nghệ thuật vào truyện, đặc biệt là nghệ thuật viết câu văn mở đầu truyện ngắn của ông là khó có thể bắt chước. Cổ nhân có câu, "vạn sự khởi đầu nan", hoặc "đầu xuôi đuôi lọt" là hàm chứa nhiều nghĩa lí của nó. Câu văn mở đầu truyện ngắn là rất quan trọng, tại sao không?!

(Nhà văn Bùi Việt Thắng/VH&TT số 3/2012)

Xem thêm: 3 nghịch lý kinh điển trong "Chữ người tử tù" góp phần làm nổi bậc nhân vật và tư tưởng của tác phẩm

Đọc thêm

Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, có không ít những vị danh nhân toàn tài sinh năm Mão. Nhân dịp Quý Mão 2023, cùng điểm lại tiểu sử của những vị này.

Điểm mặt 5 danh nhân tuổi Mão nức tiếng nhất nhì lịch sử Việt Nam
0 Bình luận

"Yêu" - bài thơ có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp thi ca của Xuân Diệu. Nó không phải tác phẩm xuất sắc nhất của ông nhưng nó được bạn đọc thế hệ sau sử dụng rất nhiều... Vì sao vậy?

Yêu là chết ở trong lòng một ít...
0 Bình luận

Chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn học sinh dàn bài chi tiết cho nhận định: Đối với nhà thơ, tìm ra bút pháp của mình và thấy được mình - nghĩa là trở thành nhà thơ.

Đối với nhà thơ, tìm ra bút pháp của mình và thấy được mình - nghĩa là trở thành nhà thơ
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất