Đặc biệt kiêng kỵ: "Khi ngủ chớ quay đầu ra cửa, nghe tiếng người gọi không được thưa"
Với người xưa, giấc ngủ vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ẩn chứa nhiều bí mật phong thủy, tâm linh.

Ngày xưa, các cụ ta cực kỳ chú trọng tới vấn đề ăn ngủ cũng như những yêu tố phong thủy, tâm linh. Nếu làm không chuẩn, có thể khiến bản thân hao tổn sức khỏe và ảnh hưởng không tốt.
Theo quan niệm xưa khi giường kê quay đầu ra thẳng cửa là không tốt, đó là hướng quay để làm lễ người đã khuất. Bởi vậy tuyệt đối không nằm hướng thẳng ra cửa. Tương tự thì cũng không quay đầu hoặc chân ra phía cửa sổ.
Theo khoa học thì việc quay đầu hoặc chân ra cửa hoặc cửa sổ sẽ hứng gió lạnh về đêm rất nguy hiểm. Hơn nữa nơi cửa và cửa sổ là nơi lưu thông khí nên có thể có gió lạnh, tà khí, điều đó dễ khiến chúng ta bị cảm, bị ốm nên có thể đột tử. Hơn nữa nếu nằm gần cửa sổ thì có thể chịu tác động khó chịu của ánh sáng, tiếng ồn bên ngoài len vào, hoặc có thể dễ bị côn trùng quấy phá hơn. Khi đó giấc ngủ của chúng ta sẽ bị chập chờn.
Hơn nữa phía đầu giường phải có thành cao không thì phải kê sát tường để tránh việc hổng lạnh phía đỉnh đầu. Trong dân gian xưa, khi người đã khuất giường sẽ được kéo ra để hổng phần trên đầu giường đặt bát cơm cúng, và khi khâm liệm thì người đã mất sẽ được xoay giường quay đầu hướng về phía cửa. Thế nên chúng ta khi nằm hướng chân ra cửa quay đầu ra cửa đều là không hợp phong thủy, không mang sinh khí.

Khi nằm trên giường thì các cụ cũng kiêng không nằm ngang giường. Đó là vì giường thường được thiết kế rộng 1m6 -1m8 còn dài 2m. Vì thế nếu xoay ngang thì có thể không vừa nên chân sẽ bị đặt ra khỏi giường gây mỏi hoặc phải nằm co không thoải mái, không tốt cho sức khỏe.
Trong nằm ngủ cũng không được nằm xoay ngược hướng đầu về chân chân lên đầu. Bởi theo thông thường thì khi kê giường thường đầu giường sẽ cao hơn để thuận sinh lý, nên nằm ngược lại sẽ làm đầu thấp hơn chân có thể gây khó chịu, sưng phù mặt sau khi thức dậy. Hơn nữa thế nằm ngược đó là không hợp âm dương ngũ hành và mang tính chất đảo lộn gây không tốt về phong thủy, mang tính chất lộn xộn, đảo ngược vận may.
Người xưa cho rằng ma quỷ thường hoạt động về đêm và đi bắt hồn người. Thế nên khi ma quỷ gọi mà chúng ta thưa rất dễ bị mất hồn. Tiếng gọi trong đêm có thể là tiếng gọi của năng lựng âm của quỷ thần. Do đó nếu chúng ta ngủ mà nghe tiếng gọi thì có thể đó không phải tiếng gọi của những người còn sống mà của ma quỷ về bắt hồn người. Nếu thưa có thể bị bắt đi khiến đột ngột tử vong hoặc sẽ bị rơi vào trạng thái mê không tỉnh.
Khi quỷ thần gọi nhưng bạn không thưa thì cũng khó bắt hồn bạn đi. Thế nên người xưa dạy rằng khi ngủ mà nghe tiếng ai gọi thì đừng vội thưa. Phải ngồi dậy tỉnh ngủ hẳn và xác định rõ xem có phải người sống gọi không, ai đang gọi thì mới được thưa. Xác định được người gọi mình thì thưa để xem họ cần mình giải quyết việc gì.
Tóm lại, những quan niệm cổ cho đến nay vẫn có nhiều tranh cãi. Có người tin và làm theo, còn có những người không tín, cảm thấy không nhất thiết phải làm đúng như vậy, điều này là do bản thân mỗi người. Việc quan trọng hơn hết là ăn ngủ nghỉ chuẩn theo khoa học, điều này sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần sáng khoái.
Xem thêm: Người xưa nói "không sinh con trai tháng tám, con gái tháng chạp": Giờ còn đúng không?
Đọc thêm
Người xưa dặn: "Cây âm vào cửa, gia đình bất an", vậy nhưng cây mang âm khí nặng là những cây nào vậy?
Trong phong thủy, cây sung mang ý nghĩa tốt lành và khi được đặt cạnh 2 cây này thì gia chủ giàu sang, phú quý.
Sau quá trình chiêm nghiệm, người xưa nhận thấy rằng, mượn 3 thứ này ảnh hưởng xấu đến tài lộc, bình an của gia đình. Đó là 3 thứ gì?
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.