Họa lớn nhất là sống không biết đủ, hại lớn nhất là lòng tham
Sướng khổ ở đời đều bắt nguồn từ cái tâm của ta. Nếu biết sống đủ không tham lam thì đời sẽ nhẹ nhàng.

Cổ nhân dạy, đắc được điều mình mong muốn chính là phúc, tham lam quá ắt nhọc tâm. Vốn chỉ ăn hai bát cơm mà thấy đồ ăn ngon cố ăn thêm vài bát nữa sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, tiêu hóa.
Trong Đạo Đức Kinh có viết: “Thịnh ái tất đại phí, đa tàng tất hậu vong”, quá chấp ắt thống khổ, tham lam ắt diệt vong. Quá để tâm vào một việc gì đó, sớm muộn cũng sẽ phải trả cái giá cực kỳ đắt. Nỗi thống khổ của con người đều bắt nguồn từ lòng tham, thế nên đừng để những phiền não bên ngoài xâm chiếm đi tâm thanh tịnh của mình.
Có nhiều người sống quá tham lam để rồi phải đánh mất đi nhiều thứ. Lòng tham sẽ cản trở con đường đi của nhiều người. Đường là để mọi người cùng đi, đi càng nhiều thì con đường mới bình phẳng.

Đừng vì dục vọng mà tranh giành những thứ mình không nên đắc. Bởi lẽ đức không xứng vị thì chắc chắn sẽ mang đến tai ương.
Sướng khổ trong đời này đều bắt nguồn từ cái tâm của chúng ta. Nếu muốn sống vui vẻ thì đừng tham lam, muốn được như vậy thì phải thông tỏ.
Cái gì cần buông phải buông, điều gì nên hài lòng phải tự biết hào lòng. Khi đã nghĩ thông tự nhiên sẽ mỉm cười, khi nhìn tỏ mới có thể buông tay.
Những người sống mà có tầm nhìn lớn, thường biết rõ mình muốn gì, họ sẽ tiến thẳng tới mục tiêu mà tâm không bị quấy nhiễu bởi lòng tham và cả dục vọng. Làm người thì quý ở cảnh giới, không tham lam, không phiền lụy mới có thể giải thoát khỏi những phiền muộn được.
Xem thêm: Cổ nhân dạy: "Nhìn thấu là thông minh, không nói là trí tuệ"
Đọc thêm
"Bách thiện hiếu vi tiên", nghĩa là "trăm nết thiện chữ Hiếu đứng đầu". Để trở thành người chính nhân quân tử, bậc đức hiền thì việc đầu tiên là phải sống có hiếu.
Sống ở đời, đôi khi khù khờ một chút mới chính là phúc. Có những việc mắt nhắm mắt mở bỏ qua sẽ giữ được tâm bình tĩnh.
Cổ nhân xưa đã trải nghiệm cuộc sống rất nhiều nên đã đúc kết ra nhiều triết lý sâu sắc. Một trong số đó là đạo hiếu với cha mẹ.