Gói xôi của bố - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Gói xôi của bố đã dạy cho con biết trân trọng cuộc sống, biết yêu thương những gì mà cuộc sống này đã ban tặng cho ta.

Thanh minh, bên ngôi mộ đã bạc màu theo thời gian, nhìn di ảnh của cha lòng tôi buồn hiu hắt.
Ngày bố ra đi, năm đó tôi vừa tròn 8 tuổi, nghe U kể lại là bố tôi tỉnh cho đến lúc chết, ông trút hơi thở cuối cùng khi vừa hết lời than thở: Đời nghèo quá, chẳng để lại gì cho vợ con cả.
Tôi thắp nén nhang, lầm rầm tâm sự với người đã khuất: “Bố à, ngoài cái hình hài, bố còn để lại cho con tình yêu thương vô bờ bến. Tự dưng hôm nay con lại nhớ đến chuyện gói xôi của bố. Không biết bố còn nhớ không nhỉ?
Chiều hôm trước nhà mình hết gạo, sáng con dậy đói quá mà chẳng thấy U đâu. Lúc ấy nhìn ra sân con thấy mỗi bố đang gò lưng đẩy chiếc xe xích lô chuẩn bị đi làm. Con thấy vậy liền chạy theo, hình như đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng con nhõng nhẽo hỏi xin tiền bố.

Con vẫn nhớ như in ánh mắt bố khi đó, lạnh lùng khó chịu lắm. Bố chẳng nói gì, chỉ lầm lũi đẩy chiếc xe đi. Con nhìn theo bóng bố mà ấm ức trong lòng, rơm rớm nước mắt.
Một lúc sao, bố lại quay về nhà, hỏi vay bà cụ bán bánh đa cạnh nhà một hào để mua cho con gói xôi. Bố biết không, đó là hình ảnh đẹp nhất con nhớ về bố.
Khi ấy con cầm gói xôi của bố, tần ngần nhìn theo dáng hình còm nhom, ốm yếu của bố mà con thương lắm. Lúc ấy con mới chợt nhận ra bố đang phải nhịn đói đi làm. Con chạy theo, ấn gói xôi vào túi bố.
Ấy thế mà, bố lại cho con một cái tát kinh hoàng.vì cho rằng con đang nhũng nhiễu, muốn đòi ăn thứ khác ngon hơn.
Nhưng con chưa bao giờ trách bố vì cái tát hôm ấy, con hiểu rằng bố không biết được tư duy của đứa bé 8 tuổi như con ngày ấy. Mà bố có biết không, trước khi ấn gói xôi vào túi bố con đã lén ăn vài miếng trước. Cả đời con chưa thấy cái gì ngon hơn miếng xôi ngày hôm đó. Vị thơm của lá sen, quyện với màu thơm của hành mỡ…
Bố đã cho con gói xôi đó, gói xôi của yêu thương, của người nghèo. Gói xôi của bố đã dạy cho con biết trân trọng cuộc sống, biết yêu thương những gì mà cuộc sống này đã ban tặng cho ta.
Sưu tầm
Xem thêm: Những tiếng chuông cửa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Có thể ở bên ngoài xã hội, cậu bạn làm shipper của tôi không có cái vẻ hào nhoáng như bạn bè đồng trang lứa. Nhưng với gia đình, cậu ấy luôn là một người chồng tốt, một người cha tốt.
Trong chúng ta ai cũng có tòa án lương tâm của riêng mình, nơi ấy ta không chỉ dùng pháp luật mà còn dùng cả trái tim để phán xét.
Tiếng chuông cửa vang lên, vợ anh dắt tay một người đàn ông phong độ đi vào, đến lúc này mới hiểu rõ một lần mất nhau là mất nhau một đời.
Mắt là thứ tham lam nhất trần đời, nhìn cái gì cũng đánh giá tốt hay xấu, xinh hay không xinh. Đã vậy, nhìn cái gì hay là muốn có cái đó cho bằng được. Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất trên đời này!
Tin liên quan
Rời giảng đường, chàng thanh niên Pa Kô gác mọi dự định riêng, lặn lội khắp bản làng ở quê hương Quảng Trị, tìm cách giúp đỡ người nghèo.
Cách duy nhất để giữ mạng cậu bé lớp 9 là ghép xương nhưng bố mẹ quá nghèo trước số tiền viện phí, phẫu thuật 200 triệu....
Chồng bỏ đi nhiều năm, một mình chị Thủy làm lụng nuôi 3 con thơ. Trong lúc đốt rẫy làm nương, bị không may bị chết ngạt để lại 3 đứa con bơ vơ.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.