Giải cứu người đàn bà cay nghiệt - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Tuần trước, tôi đã phun nước miếng về phía chồng. Cách đây một tháng tôi đã ném một quyển sách vào người chồng, đáp lại một câu chửi bới gì đó. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tuần trước, tôi đã phun nước miếng về phía chồng. Chuyện là, khi ấy tôi nhờ chồng đưa giúp bộ đồ dơ con mới thay, nó chỉ nằm đâu đó trên ghế trong tầm tay của ảnh thôi, vậy mà ảnh nói không biết. Tôi đã phản ứng một cách tự động, không suy nghĩ.

Lần trước cách đây một tháng tôi đã ném một quyển sách vào người chồng, đáp lại một câu chửi bới gì đó. Có lẽ, một rãnh nhăn nào đó đã hình thành trong não bộ của tôi, cái rãnh ghi nhớ những hành vi bạo lực thấp hèn, nhưng hả cơn tức giận.

 Chẳng lẽ tôi đã sa sút đến vậy? Người đàn bà 32 tuổi, là tôi, thỉnh thoảng không nhận ra mình. Tôi từng là một giáo sinh thực tập nổi bật ở trường cấp III nơi anh ấy dạy học. Khi xảy ra rắc rối với người hướng dẫn của mình, chuyện bé xé ra to, anh ấy đã ở bên động viên giúp đỡ tôi.

Ngày ấy anh nổi tiếng là một thầy giáo giỏi nghề nhưng nghiêm khắc. Tôi không có nhiều thời gian tìm hiểu, nhưng cảm động, kính phục rồi ngưỡng mộ và sau này đồng ý kết hôn. 

Cưới nhau rồi anh thăng tiến, thành giảng viên đại học, đang làm nghiên cứu sinh sắp bảo vệ tiến sĩ. Hôn nhân thời kỳ đầu khá hạnh phúc vì tôi quan tâm, chăm sóc chồng. Là người ít nói, thích nghiên cứu khoa học nhưng anh sống rất tình cảm. Ngày xưa, khi tôi khóc vì bị xử ép, ảnh còn năn nỉ xin lỗi giùm cho đồng nghiệp của mình. Con người ấy hôm nay bị vợ phun nước miếng, ném sách vào người. Là tôi và chồng tôi đó sao? 

giai-cuu-nguoi-dan-ba-cay-nghiet--cau-chuyen-nhan-van-sau-sac

Có lẽ lỗi từ những khó khăn của mấy năm trời hiếm muộn? Cưới nhau 5 năm vẫn chưa có bầu, chuyện vợ chồng đối với anh nhiều khi thành những nỗ lực lý trí. Nhưng tôi là một người đàn bà có chồng, tôi chiều chồng bất kỳ khi nào anh muốn, không cần niềm vui của bản thân, chỉ cần sinh con cho anh. 

Chữa chạy khắp nơi không có kết quả, tình cờ tôi lại có bầu ngay trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên. Sinh con là một hạnh phúc trời ban. Vợ chồng nuôi con bằng tất cả cố gắng. Lúc đầu bé còn bú mẹ và sữa công thức nên cuộc sống của tôi vẫn êm ả. Khi tôi quay lại đi làm, vợ chồng chuyển về sống chung với ông bà nội để con được chăm sóc chu đáo hơn.

Có lẽ lỗi từ khi cả ông bà nội, ba mẹ đều cùng tập trung vào chăm sóc một đứa bé? Mọi chuyện bắt đầu khi bé con bắt đầu ăn dặm. Mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng bắt đầu xuất hiện, rạn nứt dần. Mẹ chồng tuy lớn tuổi nhưng đảm đang tháo vát, lo cơm nước gia đình vẹn toàn, bà rất thương cháu. Tình thương này gây áp lực kinh khủng lên tôi. Bà luôn soi mói mọi hành động, ép buộc tôi phải theo bà trong việc chăm con. Dù con bị một vết gì rất nhỏ, chồng và mẹ chồng cũng làm to chuyện, con chạy chơi vấp té xíu thôi là người đòi đi cấp cứu rồi ngồi than trách.

Cuộc sống ở nhà chồng rất khổ tâm, ngột ngạt, tôi khóc rất nhiều, không biết chia sẻ với ai.

Tôi có xúc phạm chồng không? Lần đầu tiên chắc là từ dạo ấy, không cố ý đâu, xảy ra khi tôi cả ngày chăm con mệt mỏi không được tắm rửa, khi chồng rất thờ ơ vô cảm, như thể xem tôi là người giúp việc của con mình. Lần ấy tôi đập cái bình nước bể tan rồi ngồi sụp xuống bưng mặt khóc, nhận là mình làm rớt bể. Tôi sợ. Tôi bị hai người ấy thay nhau la mắng. 

Có ngày tôi sợ không dám về nhà, bạn bè bảo tôi nên đi khám bệnh, có thể đã bị chứng rối loạn lo âu. Tôi biết nguồn cơn của nỗi lo sợ ấy, thuốc nào chữa được khi nguồn cơn ấy không giảm đi mà ngày một mạnh lên? Có lẽ nào lỗi từ thời gian ở chung, làm dâu?

Thời gian sống chung, tôi chợt nhận ra chồng mình có tính cách của cả cha lẫn mẹ. Anh ta làm biếng và thích được cung phụng như cha, nổi nóng nếu ai đụng vô đồ của ảnh và độc đoán trong yêu cầu người khác như mẹ. 

 Lần đầu tiên khi tôi lỡ để con té, chồng tôi đuổi tôi về ngoại. Lần thứ hai ảnh chửi tôi ngu như bò, rồi như nhiều con vật khác những lần sau đó. Lần đầu tôi cảm thấy rất sốc, tủi thân vì tôi chăm con rất vất vả, con bám mẹ rất nhiều, tôi phải theo bé mọi nơi, chưa kể bé còn khó ngủ. Tôi đi dạy về chỉ kịp thay bộ đồ là bà nội đã giao lại bé cho mà chăm, thêm nấu ăn, thêm dọn nhà, thêm giặt giũ. 

Việc nhà mẹ có phụ, nhưng bà xem đó là việc chính của tôi. Trong khi chồng luôn được tắm rửa sạch sẽ mát mẻ, cả nhà ngồi vào bàn ăn cơm ngon lành, xong là ai vào phòng nấy coi ti vi, lướt mạng; chỉ riêng tôi còn bế con, đút con ăn, xong thì chỉ còn cơm thừa canh cặn. Ăn sau phải dọn, tôi lúc nào cũng đầu tắt mặt tối, lề mề, luộm thuộm, mệt mỏi.

Tôi dần sinh ra mất bình tĩnh, chỉ cần ai nói gì là tôi bị kích động, đáp trả lại liền. Chi phí lo cho con tuy chồng có phụ vào nhưng vẫn thiếu, việc này chồng không biết hoặc không muốn biết, nhưng mỗi lần con đau ốm thất thường, tôi không thể hỏi thêm được đồng nào từ ảnh. Chồng tôi rất quan trọng chuyện tiền bạc, việc vợ không thể làm thêm được ngoài đồng lương đi dạy khiến ảnh khinh tôi ra mặt.

Kinh tế gia đình chật vật, vợ chồng hay mâu thuẫn với nhau, tôi thấy chồng thật bần tiện khi sáu năm cưới nhau ảnh chưa bao giờ tặng vợ được cái bánh hay món quà sinh nhật. 

Đỉnh điểm là khi anh thay bỉm cho con, con khóc. Anh hối thúc vợ lấy đồ, chỉ vì tôi loay hoay hơi lâu mà ảnh đã đánh một cái rất mạnh vào mông con, hằn cả dấu bàn tay. Con đau khóc òa còn tôi đứng sững. Chồng tôi từ trước tới giờ rất thương con, đây là lần đầu anh đánh đập con. Tôi ẵm con vô phòng, ru dỗ mãi con mới nín và ngủ, bước ra, tôi thấy chồng đang nằm lướt mạng.

Bản năng dọn dẹp đã dúi đầu tôi xuống, nhặt nhạnh quần áo dơ, chuẩn bị giặt đồ. Bộ đồ của con, chồng tôi mới thay xong, có khó khăn gì đâu khi đưa giùm cho vợ. Vậy mà ảnh không thèm nhìn lại một giây, nói luôn: “Không biết!”.

Tôi đã phun nước miếng vào kẻ vô tâm thờ ơ coi tôi là người giúp việc trong nhà. Cuộc sống hôn nhân này thật đáng sợ. Ai đã làm gì đời tôi? Ai biến tôi thành người đàn bà cay cú độc địa này?

Tôi không biết cụ thể là ai, nhưng tôi không thể làm đời tôi thê thảm, tôi thương và cứu người đàn bà cay nghiệt là tôi. Chồng tôi coi tôi là con ở, thì tôi càng phải nâng giá trị của mình lên. Tôi sẽ không cư xử với ông xã, với nhà chồng theo cùng cách họ cư xử với tôi.

Tôi chưa nghĩ đến chuyện ly hôn, tôi phải thay đổi trước, thay đổi từ suy nghĩ đến hành vi, để một ngày nếu phải ra khỏi nhà chồng tôi sẽ bước đi như một… nữ hoàng. 

 (Theo phunuonline.com.vn)

Xem thêm: Sợi dây chuyền - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Đọc thêm

 Có phải vì có ít thời gian sống cùng nên bà "thiên vị" cháu ngoại hơn là cháu nội?

Cháu nội - cháu ngoại, xa thương gần thường
0 Bình luận

Sau khi ăn xong bữa, Giáo sư cầm chén đưa cho người mẹ già hơn 70 tuổi: "Mẹ rửa chén đi nhé". Câu nói tuy ngắn nhưng có phần cảm động...

Mẹ, rửa chén đi nhé - Bài học hiếu thảo từ vị giáo sư
0 Bình luận

Tôi luôn tự hỏi, liệu có mấy lần trong cuộc đời mẹ được mặc lên mình những tấm áo đẹp? Có lẽ chỉ là đếm trên đầu ngón tay đấy thôi.

Tấm áo cưới thủng lỗ của mẹ - Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận


Bài mới

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 giờ trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 10 giờ trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Đề xuất