Giấc mơ trường chuyên – Câu chuyện sâu sắc đong đầy yêu thương

“Giấc mơ trường chuyên” là một câu chuyện ngắn ý nghĩa, mỗi người đều có số phận riêng của mình nhưng tốt hay xấu là do sự nỗ lực của bạn mà thành.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Giấc mơ trường chuyên

Gần hai giờ chiều, cánh cổng trường Chuyên đã khép lại. Những chiếc ô tô bóng loáng cùng với đám xe ga đắt tiền cũng dần dần tản đi. Số ít phụ huynh còn lại cũng rủ nhau ghé vào mấy quán cà phê gần đó, nhường con đường cho nắng ngập tràn. Trời xanh ngắt, gió đưa vài cụm mây trắng bồng bềnh trôi. Nắng vàng ươm rót cái nóng xuống mặt đường khen khét mùi nhựa. Tiếng trống trường thi vọng ra càng tăng thêm nỗi bồn chồn, lo lắng cho những bậc cha mẹ có con đi thi chiều nay.

Trong quán cóc xế cổng trường, nhiều phụ huynh còn nán lại, người lơ đãng nhìn xa, người thì chăm chú vào điện thoại. Mấy câu chuyện về thi cử, đoán đề khó hay dễ vang lên khe khẽ và thật hiếm hoi nụ cười xuất hiện trên những gương mặt trầm tư đến khắc khoải.

Giac-mo-truong-chuyen-cau-chuyen-sau-sac-dong-day-yeu-thuong-3

Chiều nay, buổi thi cuối cùng, môn chuyên,…

Tôi chợt chú ý đến dáng ngồi cô đơn của một người đàn bà trung tuổi bên chiếc xe cup 50 cũ kỹ dưới gốc cây bằng lăng đang tím ngắt màu hoa. Đã ba buổi thi trôi qua, vẫn cái dáng đó cùng với vẻ đợi chờ mong ngóng. Lại gần bắt chuyện cùng chị, tôi thấy khác với vẻ ngoài khô lạnh chị khá xởi lởi khi trò chuyện. Qua lời kể, tôi biết chị ở huyện xa, là mẹ đơn thân, có gần 7 sào cà phê và mảnh rẫy nhỏ trồng cao su. Mình chị bươn chải, chắt chiu nuôi cậu con trai khôn lớn. Ánh mắt lấp lánh trên khuôn mặt sạm nắng, chị nói con trai chị ngoan lắm, học giỏi lại thích lý nên có nguyện vọng thi môn vật lý vào trường THPT Chuyên của tỉnh. Nhà nghèo lại ở vùng sâu vùng xa nên con không đi học thêm, chỉ mượn sách từ bạn bè, lâu lâu nhờ thầy giáo gần nhà chỉ bảo thêm, nhưng nó quyết tâm lắm.

Giac-mo-truong-chuyen-cau-chuyen-sau-sac-dong-day-yeu-thuong-2

Cách đây 3 ngày, hai mẹ con chở nhau về ở nhờ nhà người họ hàng xa để con đi thi. Chị mong con học hành đỗ đạt, mai này được làm thầy giáo ở trường làng. Kể đến đây, nụ cười chị càng thêm rạng rỡ khiến khuôn mặt như trẻ ra vài tuổi. Chị bảo: “Ơn trời, ba môn vừa qua con làm bài tốt. cầu mong chiều nay con thi suôn sẻ nửa, cô ạ!”. Rồi bỗng ánh mắt chị chùng xuống, giọng lo âu nói: “Người ta nói trường chuyên là trường của con nhà giàu, mà mẹ con tôi thì nghèo khó giấc mơ trường chuyên này…”. Tôi nghe thế liền hiểu điều chị lo lắng, tôi an ủi chị mãi rằng đã có nhiều học trò nghèo trưởng thành từ mái trường này, mỗi người đều có giá trị riêng của mình, chị đừng lo lắng quá.

Chiều tà, nhành phượng vẫn vươn mình khoe sắc trong cái nắng nhạt cuối ngày. Gió nổi lên, đám mây xám từ núi bay như báo hiệu về cơn mưa giông sắp đến. Tiếng trống thu bài trong trường vang lên, tất cả phụ huynh xôn xao, mắt hướng về phía cổng còn khép im lìm. Vài phút sau, quãng đường như chật lại vì xe ô tô, xe máy. Chờ mãi cuối cùng chiếc cổng trường cũng mở ra, học sinh ùa ra, các phụ huynh thì xúm lại. Tiếng hỏi, lời đáp cứ thế vang vọng, có cả nụ cười vui mừng và cả những giọt nước mắt tiếc nuối. Tôi liếc mắt nhìn qua, người mẹ nghèo khó vẫn đứng dưới gốc cây bằng lăng ngóng đợi con trai mình.

Giac-mo-truong-chuyen-cau-chuyen-sau-sac-dong-day-yeu-thuong-5

Từ bên kia đường, một cậu bé cao gầy mặc chiếc áo ngả màu, tay cầm tập vở với ánh mắt rạng rỡ, chạy ùa sang nói: “Má ơi, con làm được bài má ạ!”. Nụ cười trìu mến nở trên môi, người mẹ chìa tay ra nhận tập vở từ con rồi đưa con chai nước. Một tay cầm chai nước, tay còn lại cậu bé lau giọt mồ hôi rịn trên nếp nhăn nơi trán mẹ, rồi mới chầm chậm uống. Nhìn hai mẹ con, lòng tôi cứ thấy vui vui…

Rồi họ lên xe, tiếng động cơ ì ạch vang lên giữa rừng ô tô, xe máy đắt tiền. Tôi nhìn mãi theo chiếc xe cũ kỹ chở hai mẹ con đến khi hòa vào dòng người đông đúc trên phố lúc tan tầm. Lòng cứ thầm mong nguyện ước của hai mẹ con thành sự thực, tôi thật sự hy vọng danh sách 200 học sinh đậu vào lớp 10 chuyên năm nay sẽ có tên cậu bé. Rồi lại mong mưa thuận gió hòa để mùa màng trúng vụ, đặng những bao cà phê trĩu nặng, những giọt mủ cao su trắng tinh cùng với sự nhọc nhằn của mẹ, sự chăm ngoan hiếu thảo của cậu bé sẽ chắp cánh cho giấc mơ trường chuyên kia bay cao bay xa…

Tác giả Quế Hương

Xem thêm: Trang giấy trắng và dấu chấm đen – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Đọc thêm

“Sự cố chấp cứu một mạng người” là câu chuyện ngắn về hành động của vị hòa thượng trẻ cho chúng ta nhận ra một bài học quan trọng trong cuộc sống.

“Sự cố chấp cứu một mạng người” – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

“Mối tình tuổi xế chiều” là một câu chuyện sâu sắc, đáng để ta suy ngẫm, có ở trong chăn mới biết chăn có rận, những người đã từng dang dở mong muốn tìm một nửa còn lại của mình hãy đọc bài này rồi cân nhắc nên đi để có người bầu bạn hay ở vậy cho nhàn tấm thân.

Mối tình tuổi xế chiều – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc
0 Bình luận

“Ngôi mộ cậu bé cạnh nghĩa trang Tổng thống”, là một câu chuyện về sự thành tín kéo dài suốt hơn 200 khiến nhiều người phải suy ngẫm về một đạo lý rất đơn giản ở đời: Đã hứa, nhất định phải giữ lời, phải thực hiện đến cùng!

Ngôi mộ cậu bé cạnh nghĩa trang Tổng thống – Câu chuyện nhân văn làm thức tỉnh thế giới
0 Bình luận

Tin liên quan

“Mẹ không thích ăn thịt gà”, lời nói dối ấy đầy sự yêu thương đó của người mẹ đã giúp đứa con có thể vững bước trên đường đời.

Mẹ không thích ăn thịt gà – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

“Chiếc áo không làm nên thầy tu” là một câu chuyện sâu sắc, đừng nhìn người qua bề ngoài để tránh những sai lầm đáng tiếc.

Chiếc áo không làm nên thầy tu – Câu chuyện sâu sắc thâm thúy
0 Bình luận

“Trang giấy trắng và dấu chấm đen” là câu chuyện ngắn thú vị và vô cùng ý nghĩa, hãy nhìn vào mặt tích cực để sống một cuộc đời ý nghĩa hơn.

Trang giấy trắng và dấu chấm đen – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận


Bài mới

Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 16 giờ trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 20 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Đề xuất