Đời người biến chuyển phải chăng tựa leo núi?
Đời người có sinh lão bệnh tử, có vạn sự biến chuyển, tựa như leo núi trùng trùng điệp điệp, tưởng nhìn giống nhau mà mỗi ngọn lại có điểm riêng, muôn hình vạn trạng.

Thiên nhiên đất trời vốn đa dạng biến hóa, ngay cả những dãy núi xanh ngọc trùng điệp tưởng như giống nhau mà lại có điểm riêng biệt, muôn hình vạn trạng. Trời cũng có lúc nắng, lúc mưa, núi cũng có ngọn cao ngọn thấp, con người cũng có họa phúc sớm tối, bất biến chứ không phải vĩnh cửu. Người xưa có câu: "Đời người tựa như leo núi", bởi mỗi bước chân đều phản ánh sức mạnh ý chí tinh thần, ẩn chứa sự thú vị của nhân sinh.

Một người chọn leo núi ra sao cũng thể hiện suy nghĩ và cá tính của người đó, bởi tất cả đều dựa vào lựa chọn của họ. Người muốn chinh phục ngọn núi cao, muốn leo tới tận đỉnh đều thường chỉ biết nhìn mục tiêu phía trước mà tiến tới, cứ đường dốc nhất cao nhất mà đi. Người này chẳng biết rằng càng trèo cao thì ngã càng đau, rủi ro trượt chân ngã xuống vực sâu thăm thẳm lại càng lớn. Một người thông minh và vững vàng lại là người biết bắt đầu từ những mục tiêu thấp nhất, khả dĩ nhất, chấp nhận đi đường vòng để học hỏi và trường thành. Người ấy đến khi đứng trên đỉnh cao vời vợi, sẽ tự nhiên mà nở nụ cười bởi thấy rằng mọi bước chân đều tự nhiên như nước chảy đá mòn, lâu dài nên chuyện hà cớ phải nóng vội.

Muốn buông bỏ cũng cần có nghệ thuật, đôi khi buông bỏ chính là đạt được. Có những khi ta sẽ nhận ra rằng không phải ngọn núi nào cũng có thể leo được ngay, mà cần cả một quá trình dài mới có thể tới đỉnh núi. Có thể hiện tại ta chưa thể leo được tới đỉnh, nhưng tới lúc nào đó khi trở lại mới nhận thấy mọi việc hóa ra thực dễ dàng.
Người xưa có câu rằng: "Người nhân chơi với núi, người trí chơi với sông". Núi cứ vậy mà cho đi thản nhiên, quên đi bản thân mình mà không đòi hỏi đền đáp, tượng trưng cho đức tính nhẫn nhịn tuyệt vời của người nhân. Nước chảy không ngừng làm mòn cả đá, có thể lấp đầy những chỗ trống, tựa như trí tuệ tràn trề của nhà thông thái.

Hầu hết người đời coi leo núi là hoạt động giải trí thư giãn, cũng là cách để rèn luyện sức khỏe hoặc vui vầy cùng bạn bè, người thân. Mỗi người lại có mục đích khác nhau khi leo núi. Người đã nghỉ hưu leo núi để thư thái đầu óc, để thưởng thức khung cảnh bạt ngàn của núi rừng họ đã bỏ quên khi còn trẻ. Người yêu thích cắm trại leo núi để hòa mình với thiên nhiên, rời xa chốn thành thị xô bồ. Cũng có người leo núi là vì đó là nghề nghiệp, họ leo để khám phá chân trời mới, phát hiện điều gì đó mới.
Vậy mới nói, tùy vào hoàn cảnh ra đời, gia đình, nhu cầu, cách nhìn cuộc sống khác nhau mà mỗi người lại có suy nghĩ, tâm tưởng khác nhau, cũng theo đó mà mức độ cảm nhận về cuộc sống lại có sự khác biệt rất lớn. Trong suốt cuộc đời mình, không thể đếm được con người đã leo biết bao nhiêu ngọn núi, đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, hy vọng rằng quá trình ấy có thể đem lại một khung trời mới, một đích đến mới.
Nói leo núi tựa như đời người bởi nó bao gồm cả nỗi khổ và niềm vui, có lúc lên và lúc xuống, có lúc bằng phẳng có khi gập ghềnh. Chỉ có ý chí kiên định muốn leo núi mới được giữ lại, như cách con người nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, để sau cùng có thể tận hưởng hành trình trọn vẹn viên mãn.

Sống hết mình ở thời khắc hiện tại, hiểu được rằng vạn sự tùy duyên, giữ cho tâm thanh tịnh an yên, có như vậy thì cuộc sống mới vẹn toàn, con người mới có thể bình yên mà tận hưởng kiếp người, bởi mỗi ngày trôi qua lại là một khoảnh khắc tươi đẹp.
Đọc thêm
Có người nói, người biết cách buông bỏ những ham muốn, muộn phiền, ấy là người hạnh phúc nhất. Tất thảy khổ đau trong đời không phải là do người khác mang đến mà là do bạn tự tạo ra cho chính mình. Biết cách buông bỏ sẽ giúp cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn.
Hạnh phúc là gì mà chúng ta ai ai cũng phải vất vả ngược xuôi đi tìm kiếm? Hạnh phúc có thực sự là đích đến trong cuộc đời này? Người ta thường nói hạnh phúc là một loại cảm giác, chỉ cần tâm bạn an nhiên thì đâu đâu trong cuộc sống cũng là hạnh phúc.
Có câu nói cho rằng, kẻ nghèo khó nhất là kẻ chỉ có tiền, bởi có 5 thứ này một khi đã vĩnh viễn mất đi thì giàu có thế nào cũng không thể đổi lại.
Tin liên quan
Có câu nói cho rằng, kẻ nghèo khó nhất là kẻ chỉ có tiền, bởi có 5 thứ này một khi đã vĩnh viễn mất đi thì giàu có thế nào cũng không thể đổi lại.
Ta có thể nhìn được tấm lòng của một người từ khuôn mặt của người đó, một người chân thành sẽ chứng tỏ bằng hành động chứ không phải bằng lời nói nịnh bợ, lấy lòng.
Có người nói, người biết cách buông bỏ những ham muốn, muộn phiền, ấy là người hạnh phúc nhất. Tất thảy khổ đau trong đời không phải là do người khác mang đến mà là do bạn tự tạo ra cho chính mình. Biết cách buông bỏ sẽ giúp cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.