Đi khám bệnh – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

“Đi khám bệnh” là câu chuyện ngắn, giúp bạn có cách nhìn khác về chữ hiếu và có sự cảm thông hơn cho con cái thời nay, hoặc cũng có thể là chạnh lòng...

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Đi khám bệnh”

Ở nước ngoài, Mỹ, Pháp hay Nhật chẳng hạn, người già tự đi khám bệnh một mình là chuyện rất bình thường. Chẳng ai lưu tâm, hỏi han hay tọc mạch về chuyện đó cả. Bởi con cái có công việc riêng của chúng, có gia đình chúng cần phải lo, có con nhỏ cần phải chăm sóc. Người già nếu còn đi được, chưa phải nằm băng ca cấp cứu thì có thể tự lo cho bản thân mình, chẳng cần ai phải trợ giúp. Họ đi đến bệnh viện, làm thủ tục, chờ bác sĩ khám rồi ra về, chuyện đơn giản thôi mà.

Người Việt ta thì lại khác, cha mẹ đi khám bệnh, con cái phải đi theo, nhiều khi cả mấy anh chị em và cả cháu cũng đi cùng. Nếu không làm thế sẽ bị người đời dè bỉu là không chăm sóc cha mẹ chu đáo. Bởi vậy, lúc nào cha mẹ đi khám bệnh là lại phải xin nghỉ việc, bán hàng thì tạm đóng cửa hoặc giao nhờ người khác, con cái thì gửi hàng xóm trông hộ. Mà thật ra, bệnh cũng chưa phải trầm trọng lắm, có khi chỉ là bệnh thông thường của người lớn tuổi lúc trái gió trở trời. Nhưng cứ đến bệnh viện là phải có người hộ tống. Trong khi người già có thể tự mình đi bình thường, tự mình làm thủ tục mà không cần làm phiền đến con cháu. Thế nhưng, những người xung quanh, kể cả những người xa lạ cứ thấy cảnh một người già lụm cụm đi khám bệnh một mình là lại xuýt xoa, thương cảm. Người Việt ta cứ hay thương vay khóc mướn thế đấy!

Di-kham-benh-cau-chuyen-y-nghia-sau-sac-1

Tôi cũng thường tự mình đi bệnh viện khi cảm thấy trong người không khỏe. Thường là những bệnh không nguy hiểm như khớp đau, gối nhức, cảm cúm theo mùa,…và hôm nay là nhức răng suốt đêm không ngủ được. Tôi bị thoái hóa khớp hành gần tháng nay nên đi đứng phải chống gậy. Lúc vừa mới gọi xe bảo đi viện, chưa kịp leo lên xe ngồi anh xe ôm đã hỏi: “Con cháu đâu mà đi một mình khổ thế?”. Tôi chỉ cười bảo, chúng nó bận trăm công nghìn việc, đi một mình cũng có sao đâu.

Đến cổng bệnh viện, vừa tập tễnh bước xuống đi vào thì có một cậu trung niên đến đỡ tôi, xuýt xoa bảo: “Bác ơi, con cái đâu mà để bác đi một mình thế?”. Nói thật, dù tôi đi lại khó khăn nhưng cũng không thích có ai dìu mình, chỉ muốn tự đi. Đi đâu mà người nào dìu là tôi phản ứng ngay. Vào làm hồ sơ, cô ý tá cũng lại bảo: “Sao chú đi một mình thế, con cháu đâu cả rồi?”. Rồi đến lúc về cũng thế, leo lên taxi hơi khó, thế là anh tài xế trách móc con cái không đi theo giúp cha mẹ vậy là không được, là bất hiếu rồi.

Tôi nghe những lời ấy cũng hơi bực mình. Tôi còn sức đi mà, tôi còn minh mẫn để điền hồ sơ mà. Còn nhớ có lần tôi bị đau chân, đi lại khó khăn. Hẹn bác sĩ lúc 9 giờ, tôi đến đúng giờ nhưng từ chỗ gửi xe vào phòng khám mất một đoạn khá xa. Tôi phải lê từng bước, hết người này đến người khác muốn dìu tôi nhưng tôi từ chối tất. Ai cũng bảo, khổ thân ông cụ, con cháu đâu mà tội nghiệp thế kia. Tôi muốn cãi mà nghĩ lại nên thôi, mỗi người có mỗi suy nghĩ, phản ứng làm gì để mất lòng nhau.

Di-kham-benh-cau-chuyen-y-nghia-sau-sac-2

Ở nước ngoài, người ta xem đó là chuyện bình thường, khi ta còn làm được thì nên tránh làm phiền người khác. Nên ở phương Tây, cứ đến tuổi là người ta chọn vào viện dưỡng lão để có người chăm lo bữa ăn, giấc ngủ mà không phiền đến con cháu. Còn người Việt ta thì cho đó là việc hiếu, con cái phải có trách nhiệm với cha mẹ. Suy cho cùng, việc hiếu nằm ở thái độ, trong cách xử sự, hành vi hằng ngày, trong lời ăn tiếng nói chứ không chỉ là sự chăm sóc đôi lúc không cần thiết.

Khổng Tử từng nói: “Nếu nuôi cha mẹ mà cho ăn lúc đói, đắp mảnh áo lúc rét thì có khác chi nuôi một con vật đâu. Cái chính là tâm của con cháu đối với cha mẹ chứ không chỉ là những chăm lo vặt vãnh hàng ngày khi người già còn tự mình làm được”.

Theo tôi, tất cả đều nằm ở sự tùy tâm, dung hòa giữa hai quan niệm. Nếu con cái thấy có điều kiện để làm thì thuận theo chúng mà làm. Còn không thì cứ việc của ta thì ta làm, đường ta thì ta đi cho nó khỏe, khỏi vướng bận đến ai.

Di-kham-benh-cau-chuyen-y-nghia-sau-sac-3

Cấu trúc gia đình ngày xưa khác bây giờ nhiều lắm. Lúc xưa, con cái, cháu chắt ở chung tam đại, tứ đại đồng đường. Làm nông là công việc chính nên việc chăm sóc, hiểu để với cha mẹ cũng khác so với thời nay. Bậc làm cha mẹ thời nay phải hiểu cho hoàn cảnh của con cái mà đừng bắt bẻ, yêu cầu chúng những việc không thuận cho sinh hoạt và công việc của mình. Đó cũng là góp phần cho gia đình yên ấm, hạnh phúc.

Khi con cái còn nhỏ, chỉ cần chúng húng hắng ho, hơi sốt một chút là cha mẹ sẵn lòng đội nắng đội mưa kiếm thuốc cho con. Bất chấp đêm hôm, ôm con đến bác sĩ, bệnh viện. Nhưng khi chúng lớn lên, trưởng thành, có gia đình, sự nghiệp của riêng mình, cha mẹ muốn mở lời nhờ con đưa đi khám bệnh, mua viên thuốc, ổ bánh mì cũng ái ngại, rụt rè chẳng dám mở lời. Cuộc đời thế đấy, nước mắt chảy xuôi. Thôi cái gì ta tự làm được thì nên tự làm, sống vậy cho thanh thản, khỏi phải phiền hà, trách móc chi thêm nặng lòng, tâm lại không vui.

Tác giả: Đỗ Duy Ngọc

Xem thêm: Ai rồi cũng phải về với cát bụi – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc cho tuổi già

Đọc thêm

“Cốc nước muối của vị thiền sư” là một câu chuyện ngắn vô cùng ý nghĩa, đọc và suy ngẫm sẽ mang đến lợi ích rất lớn, giúp bạn tránh xa được khổ đau trong đời.

Cốc nước muối của vị thiền sư – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Câu chuyện “Vụ cá cược có một không hai?” là bài dành cho những ai muốn làm giàu dễ dàng, hãy nhớ vỏ quýt dày có móng tay nhọn, bạn nghĩ mình thông minh tài giỏi nhưng thực tế sẽ luôn có những người còn thông minh, tài giỏi hơn bạn.

Vụ cá cược có một không hai – Câu chuyện thâm sâu đáng suy ngẫm
0 Bình luận

“Hãy biết cho đi” là câu chuyện giúp bạn nhận ra, nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả, giàu mà không muốn cho đi thì thiếu thốn tận cùng. Thước đo cuộc đời không nằm ở thời gian mà ở sự cống hiến. Cứ cho đi rồi cuộc đời sẽ mang đến cho bạn những món quà bất ngờ.

Hãy biết cho đi – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc
0 Bình luận

Tin liên quan

“Đừng là người võ đoán” là một câu chuyện rất nhăn văn, cũng rất đời. Đừng vội đánh giá người khác, bởi ở đời có những chuyện mắt thấy tai nghe chưa chắc đã là thật…

Đừng là người võ đoán – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Vì sao nói: Mọi đứa trẻ hạnh phúc đều có một "bà mẹ nói dối"? Liệu có phải trong lời nói dối của mẹ, luôn có một tình yêu muốn che giấu?

Người mẹ nói dối để bảo vệ tuổi thơ của con: Câu chuyện lấy đi nước mắt của hàng triệu người
0 Bình luận

“Làm người tốt phải làm đến cùng” là câu chuyện ngắn đầy nhân văn, cảm động về tình người ở đời. Sự tử tế và những điều tốt đẹp luôn tồn tại ở quanh ta.

Làm người tốt phải làm đến cùng – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận


Bài mới

Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đề xuất