Cô nhân nói "dĩ hòa vi quý": Là lối sống ba hoa hay phẩm đức của người quân tử?

Dĩ hòa vi quý" có phải là cách đối xử "ba phải", "giữ mình", hòa đồng vui hay là mang ý nghĩa sâu xa khác? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Dĩ hòa vi quý" là gì?

Câu nói này có nguồn gốc từ sách “Luận ngữ”: “Lễ chi dụng, hòa vi quý”, đại ý là trong các tác dụng của lễ thì hòa hợp, hài hòa là điều đáng quý nhất.

Hòa với bản thân: nghĩa là cần có tấm lòng rộng mở, cương trực và ôn nhu thích hợp, trong tâm hài hòa, không có những tình cảm, cảm xúc quá khích cực đoan, không nóng vội, không giận dữ. Con người ai cũng có thất tình lục dục, thế nên trước những hỉ nộ ai lạc, những ham muốn dục vọng cá nhân, người nào có thể lý trí kiểm soát cảm xúc, khiến nội tâm tĩnh lại, không để những tình cảm thái quá bộc phát ra, thì đó là người “hòa vi quý”.

Hòa với người khác và với xã hội: nghĩa là người với người cùng chung sống hòa bình và hòa hợp lẫn nhau. Khi đã hòa với bản thân thì đồng thời cũng cần dùng cái tâm bình hòa đó cư xử với mọi người, trước những mâu thuẫn bất đồng thì “cầu đồng tồn dị”, nghĩa là tìm kiếm những điểm chung, tương đồng, còn mình thì bảo lưu những điểm khác biệt, bảo lưu ý kiến của mình để xem xét thêm cho thấu đáo, đó là “hòa vi quý”.

di-hoa-vi-quy-mang-y-nghia-gi-54

Nhưng “Hòa” ấy không phải là không có nguyên tắc. Người quân tử hòa hợp, hài hòa thân ái với người khác nhưng không cẩu thả đồng tình với ý kiến người khác.

Hòa với thiên nhiên: nghĩa là con người phải sống hài hòa với thiên nhiên, với vạn sự vạn vật, không vì ham dục cá nhân mà tàn sát sinh linh, hủy hoại tự nhiên. Bởi vì “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên”, có như vậy thì môi trường sống, môi trường tự nhiên, xã hội của con người mới hài hòa, bền vững, trong lành. Đó chính là “hòa vi quý”.

Hòa vi quý – phẩm đức của người quân tử

Mạnh Tử nói: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa”. Cái gọi là “nhân hòa” chính là lòng người cùng hướng, là sự gắn kết nội bộ.

Mạnh Tử còn nói: “Người vui với niềm vui của dân, thì dân cũng vui với niềm vui của họ. Người lo nỗi lo của dân, thì dân cũng lo nỗi lo của họ”.

Bậc quân vương thánh minh là người đồng cam cộng khổ với dân, trong lòng chứa cả bách tính thiên hạ, như vậy mới được dân chúng kính yêu ủng hộ.

Vậy thì trong mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, làm thế nào để có hòa khí, hòa mục? Cổ nhân đã để lại rất nhiều lời dạy tinh tế sâu sắc cho chúng ta:

“Quân tử kết giao nhạt như nước, tiểu nhân kết giao ngọt như rượu. Quân tử nhạt mà thân ái, tiểu nhân ngọt mà tuyệt tình”. Người quân tử kết giao, tình cảm tuy thanh đạm nhẹ nhàng nhưng lâu bền và thân thiết. Kẻ tiểu nhân kết giao, tình cảm tuy ngọt ngào nhưng rất dễ tuyệt tình, tuyệt nghĩa. Có thể thấy, dưới con mắt người xưa thì quân tử kết giao không có bất cứ mục đích công danh lợi lộc nào, giống như nước, thanh khiết, trong vắt, nhìn thấu triệt.

di-hoa-vi-quy-mang-y-nghia-gi-5

“Quân tử thành tựu điều tốt đẹp cho người, không tác thành cái xấu cho người”. Đối với việc tốt hay may mắn của người khác thì nên dốc sức ủng hộ và khen ngợi, đối với việc xấu hay bất hạnh của người khác thì không nên vui mừng, không giậu đổ bìm leo. Người quân tử khoan dung nhân hậu đối xử với người khác, làm những việc tốt, việc thiện cho người.

Khi Khổng Tử đi chu du liệt quốc, đến vùng đất giáp ranh giữa nước Trần và nước Thái thì bị người vùng đó hiểu lầm, bao vây đã mấy ngày mấy đêm, lương thực cũng hết. Thầy trò Khổng Tử bị đói, chỉ có thể húp nước cháo cầm hơi, nhưng Khổng Tử vẫn điềm nhiên ngồi gảy đàn ca hát.

Tử Lộ thấy vậy, cảm thấy không hài lòng, bèn nói: “Lúc này mà phu tử vẫn có thể ca hát, lẽ nào đây cũng là yêu cầu của lễ hay sao?”

Khổng Tử không trả lời ngay mà vẫn tiếp tục chơi hết khúc nhạc, sau đó ung dung nói với học trò: “Tử Lộ à, trong tình cảnh này người quân tử gảy đàn chơi nhạc là để khiến cho tâm mình không kiêu ngạo phóng túng, còn tiểu nhân chơi nhạc là che giấu nỗi sợ hãi của mình. Con đi theo ta lẽ nào lại còn không hiểu tình cảnh của ta sao?”. Tử Lộ nghe nói xong mới bắt đầu bình tâm trở lại.

Lúc này bỗng một làn gió nhè nhẹ đưa tới một làn hương thơm thoang thoảng, thầy trò Khổng Tử theo hướng hương thơm mà đi, tới một thung lũng nhỏ nơi núi sâu, thấy một nhành lan rừng đang nở, lặng lẽ tỏa hương thơm dìu dịu khắp nơi. Khổng Tử nói với các học trò rằng: “Hoa lan trong núi sâu, không phải vì không có người biết đến mà không đơm hoa toả hương, không thay đổi bản chất của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Giống như người quân tử thanh cao, chính trực, kiên cường mà lại bình tĩnh, an hòa”.

Xem thêm: Cổ nhân nói: Lời nói chính là phong thủy cuộc đời

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Vọng tử thành long” (mong con thành rồng) là ước nguyện của Tào Tháo và Viên Thuật. Nhưng kết quả lại khác nhau một trời một vực. 

Cổ nhân nói 'Vọng tử thành long': Mong con thành rồng nhưng không dạy thì có thành rồng được không?
0 Bình luận

“Ngẩng đầu ba thước có Thần linh" là câu nói ai cũng biết nhưng phía sau vẫn còn một vế nữa, ẩn chứa ý nghĩa thâm sâu.

Cổ nhân nói: “Ngẩng đầu ba thước có Thần linh; không sợ người biết, sợ mình biết”
0 Bình luận

Trong Đạo đức kinh, Lão Tử giảng rằng, những người biết đủ mới là người giàu nhất. 

Cổ nhân dặn: Biết thỏa mãn là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình phàm là cao nhân
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 9 giờ trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

PC Right 1 GIF
Đề xuất