“Cuộc sống là để thưởng thức không phải chịu đựng" - Tâm thư của cụ bà 83 tuổi
Tâm thư cụ bà 83 tuổi gửi cho người bạn của mình chứa đầy những bài học về cuộc sống mà tất cả chúng ta đều có thể học hỏi.

Hầu hết chúng ta đều cho rằng cuộc sống tựa như một cuộc chạy đua. Cuộc chạy đua để được thăng chức trong công việc, để có được thân hình hoàn hảo, để có được doanh thu cao nhất.
Trong cuộc theo đuổi điên cuồng này, chúng ta không có một phút rảnh rỗi nào để dừng lại, nhìn xung quanh và tự nhủ: "Cuộc sống thật tươi đẹp!". Có thể cảm giác này không bao giờ đến hoặc nó đến khi quá muộn. Ví dụ khi bạn 83 tuổi.
Tâm thư cụ bà 83 tuổi gửi cho người bạn của mình chứa đầy những bài học về cuộc sống mà tất cả chúng ta đều có thể học hỏi.
"Bertha thân mến!
Tôi đang đọc sách nhiều hơn và ít vướng bận hơn. Tôi đang ngồi trong sân ngắm nhìn mọi thứ mà không cần bận tâm về đám cỏ dại trong vườn. Tôi dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè cũng như làm ít việc hơn.
Bất cứ khi nào có thể, cuộc sống nên là những trải nghiệm để thưởng thức chứ không phải là chịu đựng. Tôi đang cố gắng nhận ra những khoảnh khắc ấy và quý trọng chúng.
Tôi không tiết kiệm bất cứ thứ gì, chúng tôi dùng những đồ sứ và thủy tinh đẹp đẽ cho những sự kiện đặc biệt như thể chúng sẽ mòn đi cả pound vậy, chúng được rửa liên tục và cả những đóa hoa Amaryllis đầu tiên mới nở nữa.
Tôi mặc chiếc áo blaze đẹp để đi chợ. Nguyên tắc của tôi là nếu trông tôi có vẻ khá giả, tôi có thể bỏ ra 28,49 đô la cho một túi hàng tạp hóa nhỏ.

Tôi không để dành nước hoa đắt tiền cho những bữa tiệc đặc biệt mà xịt hàng ngày, cả khi đi siêu thị điện máy và đi ngân hàng giao dịch.
Hai từ “một ngày nào đó” và “một trong những ngày ấy” đã biến mất trong từ điển của tôi. Nếu có điều đáng để xem, nghe và làm thì tôi muốn thực hiện điều đó ngay bây giờ.
Tôi không biết người khác sẽ làm những gì nếu họ biết rằng mình có thể sẽ không còn ở đây vào ngày mai, điều mà chúng ta đều cho là hiển nhiên. Tôi nghĩ họ sẽ gọi cho các thành viên trong gia đình và một vài người bạn thân. Họ có thể đã gọi cho một vài người bạn cũ để xin lỗi và hàn gắn tình bạn vì những tranh cãi trong quá khứ. Tôi cho rằng họ sẽ ra ngoài để ăn một bữa ăn Trung Hoa hoặc bất cứ món ăn nào mà họ thích. Tôi đoán thế, tôi không chắc nữa.
Đó là những điều nhỏ nhặt còn sót lại mà sẽ khiến tôi nhức nhối nếu tôi biết rằng thời gian của mình chỉ còn lại rất ít. Tôi giận bởi vì tôi đã không viết được những lá thư mà tôi muốn viết. Tôi giận và cảm thấy có lỗi vì mình đã không nói với chồng và bố mẹ thường xuyên hơn rằng tôi yêu họ nhiều như thế nào. Tôi đang cố gắng hết sức để không trì hoãn, kìm hãm hoặc để dành bất cứ thứ gì có thể mang đến tiếng cười và sự tươi sáng cho cuộc sống của chúng ta.
Và mỗi sáng khi mở mắt ra, tôi tự nhủ rằng điều đó thật đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi phút, mỗi hơi thở thực sự là một món quà từ Thượng đế.
Có lẽ cuộc sống của chúng tôi hóa ra là một bài hát khác với những gì chúng ta mong muốn. Nhưng miễn là chúng ta vẫn ở đây để có thể nhảy múa”.
Đọc thêm
Một hành khách đã gửi tâm thư cảm ơn đến đội ngũ cán bộ nhân viên nhà ga Cát Linh. Vị khách đánh giá rất cao chất lượng phục vụ của nhà ga.
"... Nhưng nếu chẳng may điểm số không mong muốn, thì con hãy luôn nhớ rằng, chúng ta có nhiều phương cách để chứng minh bản thân mình. Thi cử tuyệt đối không phải là cách duy nhất".
Trước khi đưa vợ vào viện sinh em bé thứ hai, người cha này đã có bức thư gửi con trai đầy xúc động.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.