Con sợ mất danh dự vì cha mẹ già ly hôn – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Ở tuổi 60, ông bà dắt nhau ra tòa ly hôn sau 20 năm sống ly thân. Hai con của ông bà kịch liệt phản đối, nhất trí không cho cha mẹ ly hôn vì sợ mất danh dự với mọi người.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phiên tòa phúc thẩm dân sự ly hôn diễn ra vào một chiều mùa đông lạnh buốt. Trong phòng xét xử chỉ có 4 người là ông Khánh và Thanh cùng hai người con trai, một người 30 tuổi và một người 25 tuổi. Từng là vợ chồng hạnh phúc, từng sống chung một nhà nhưng giờ chẳng ai nói chuyện với ai, bởi giữa họ đã có những khoảng cách vô hình ngăn cản.

Ông Khánh với bà Thanh kết hôn được 30 năm. Thời gian đầu sau cưới, hai vợ chồng sống cùng bố mẹ trong căn nhà chỉ rộng 20m2. Cuộc sống của vợ chồng son tuy có nhiều vất vả nhưng đầm ấm, hạnh phúc vô cùng. Ông Khánh mở xưởng cơ khí gần nhà, còn bà Thanh chạy chợ lo cơm nước, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình và chăm sóc bố mẹ chồng. Mâu thuẫn của ông bà bắt đầu khi đứa con trai thứ 2 chào đời. Chưa đầy 10 năm chung sống, bà chuyển về ở với bố mẹ đẻ, còn ông vẫn sống cùng 2 cậu con trai trong căn nhà cũ. Từ đó đến nay, ông bà sống ly thân, ít khi qua lại với nhau.

Sau khi cưới vợ cho cậu con trai thứ 2 xong, ông Khánh quyết định làm đơn xin ly hôn. Cuộc sống vợ chồng tranh danh nghĩa khiến ông cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì thế khi các con yên bề gia thất, có chỗ ăn ở ổn định, ông muốn giải thoát để tuổi già được thanh thản.

con-so-mat-danh-du-vi-cha-me-gia-ly-hon-cau-chuyen-dang-suy-ngam (1)

Tòa án cấp sơ thẩm xét thấy tình cảm vợ chồng ông Khánh bà Thanh không còn nên đồng ý cho ông bà ly hôn. Tuy nhiên, các con của ông bà ra sức phản đối, nghỉ bố mẹ ở tuổi này mà còn đòi ly hôn làm mất danh dự của gia đình, con cái. Bà Thanh vì thương con, sợ con buồn nên nghe lời làm đơn kháng cáo.

Tại tòa, bà Thanh cho biết, mình chuyển về nhà mẹ đẻ chỉ vì muốn giữ lại đất cho bố mẹ. Theo bà Thanh, bố mẹ bà chỉ xin hai con gái, em gái đi lấy chồng xa, chuyển khẩu về nhà chồng. Bà lấy chồng gần đó nên khi bố mẹ mất, bà về nhà ở để giữ nhà và lo hương khói cho bố mẹ.

Đáp lại, ông Khánh một mực cho rằng, bà Thanh nợ cờ bạc nên phải bỏ nhà đi trốn nợ. Sau khi mọi chuyện êm xuôi mới dám về nhà bố mẹ để ở. Theo lời ông Khánh, từ ngày bà chuyển đi, hai vợ chồng coi như không qua lại với nhau, trừ khi có chỗ chạm hoặc lễ tết, cần lo hương khói cho bố mẹ hai bên. “Tình cảm vợ chồng tôi đã rạn nứt từ 20 năm trước, giờ muốn giữ cũng chẳng còn lại gì”, ông Khánh thở dài nói.

Có mặt tại tòa, hai con trai ngồi phía dưới nhìn bố mẹ tranh cãi. Khi tòa hỏi cậu con trai cả về mâu thuẫn của bố mẹ, anh thở dài nói bản thân chứng kiến mâu thuẫn của bố mẹ từ khi còn bé. Suốt thời gian ly thân, bố mẹ anh không qua lại nhiều, thi thoảng bố mới xuống thắp hương cho ông bà ngoại, hay mẹ lên giỗ ông bà nội. “Cái mà tôi và em trai cần là gia đình hạnh phúc, quan tâm đến nhau thì không còn nữa. Nhưng tôi mong muốn bố mẹ nghĩ lại, giữ chút danh dự cuối cùng cho gia đình, cho các con”, anh nói.

Theo lời anh, mặc dù không chung sống cùng nhau nữa, nhưng trong các cuộc gặp gỡ với gia đình thông gia, mọi người vẫn thấy anh có một gia đình đủ bố mẹ. Anh không muốn bố mẹ ly hôn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá của mọi người dành cho mình, nhất là bên thông gia nhà vợ.

Con trai thứ hai cũng cho biết, từ bé, anh đã thấy mình tủi thân và thiệt thòi hơn so với các bạn vì bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn với nhau. “Vợ chồng tôi đang sống chung với bố mẹ vợ. Bố mẹ vợ là những người có quyền lực. Tôi không muốn bố mẹ ly hôn, vì danh dự của tôi trong mắt gia đình vợ” - anh nói.

Nghe các con nói thế, ông Khánh buồn rầu ngồi cúi mặt. Ông bảo trầm ngâm bảo, vợ chồng già ly hôn làm ảnh hưởng đến con cái là điều ông không hề mong muốn, nhưng ông đã quá mệt mỏi rồi. Giờ ông chỉ muốn được giải thoát, bao nhiêu xấu hổ ông đều nhận hết.

Tòa cấp phúc thẩm xét thấy tình cảm vợ chồng ông Khánh không còn nên tuyên giữ bản án sơ thẩm, đồng ý cho ông bà ly hôn. Rời tòa, hai con trai của ông thở dài, oán trách nhìn bố mẹ: “Còn chút danh dự cuối cùng mà bố mẹ cũng không cố gắng mà giữ nốt cho con…”.

Xem thêm: Mất nhà vì vợ - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Ông Dương nằm trên giường bệnh, gương mặt sầu lo khốn khổ. Bạo bệnh, ông biết trước “án tử hình” nhưng ông lại không thấy lo cho thân mà là lo cho con, cho cháu… khi mất nhà, hỏng con đều vì vợ!

Mất nhà vì vợ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Hàng xóm mới chuyển tới cạnh nhà tôi là một toán thanh niên. Tôi không mấy quan tâm lắm, nhưng mẹ tôi lại hốt hoảng kể lại: “Toàn bọn đầu gấu đầu mèo chứ không phải người tử tế gì”.

Hàng xóm nhà tôi là “đầu gấu” – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Cùng nhau rời phòng tư vấn, lần đầu tiên sau cái ngày ly hôn oan nghiệt kia, ông bà thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên hơn bao giờ hết. Họ đã hoàn thành trách nhiệm làm cha mẹ rồi, từ giờ hãy để họ sống cuộc đời của mình.

Xin trả lại cuộc đời của cha mẹ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Lắng nghe lời dạy của cổ nhân về cách lấy vợ và kết bạn sau đây bạn sẽ không còn phải phân vân trong việc nên trao trọn niềm tin của mình cho ai. 

Cổ nhân dặn: Lấy vợ tạm quên chữ sắc, kết bạn tạm quên chữ tài
0 Bình luận

"Cuộc sống tốt nhất là 5 ngày bận rộn và 1 ngày rảnh rỗi" - ý của người xưa là nên sắp xếp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì mới có những trải nghiệm được sống tươi đẹp.

Cổ nhân nói: 'Cuộc sống tốt nhất là 5 ngày bận rộn và 1 ngày rảnh rỗi'
0 Bình luận

Nghệ thuật nhận biết một người thực sự không phải là dự trên ngoại hình của họ mà dự trên việc "nhìn người không cần xem mặt". Hãy cùng tham khảo nhé.

Cổ nhân mách thuật nhìn người không cần xem mặt nhưng siêu chuẩn xác
0 Bình luận


Bài mới

Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 phút trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 21 giờ trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Đề xuất