Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?
Con lấy chồng xa, cả năm về được vài bận. Gần đến kỳ nghỉ lễ dài, tôi lại thấp thỏm mong ngóng, đợi tin, không biết con có về không...
Nhà có hai người già, chồng tôi dạo này đau xương khớp, đi đứng cũng chậm chạp hơn trước nhiều. Tôi cố gắng xoay xở công việc đồng áng, chăn nuôi chỉ là để khi con cháu về có cái mà nấu, mà đãi cho chúng. Mấy hôm nay, nghe tin con được nghỉ lễ 5 ngày, lòng tôi vui lắm.
Tôi mong ngóng từng phút, từng giây vì cả năm mới có đợt nghỉ dài như thế này. Tết thì con phải ở bên nhà nội, lo cỗ cúng bên đấy nên chỉ về ngoại chớp nhoáng được 1-2 ngày.
Tôi gọi cho con gái, hỏi con có về không, giọng cố nhẹ nhàng mà lòng thì rối như tơ.
“Mẹ bắt được ít ốc bươu, chiều mẹ ra đồng đặt thêm cái bẫy cua nữa. Nếu con về mẹ nấu canh mùng tơi, canh riêu cua như hồi nhỏ con thích nhé. Với có ít rươi mẹ cất trong tủ đá, chờ con về om măng rồi ăn. Món này chắc ở trên đó không có, mà có chắc cũng chẳng ngon bằng mẹ nấu đâu”, tôi nói với con. Tôi nói nhiều như vậy cũng chỉ mong con gái về nhà ăn bữa cơm quê với bố mẹ.

Tôi vẫn còn nhớ dịp lễ năm ngoái, con rể chở con gái tôi với hai cháu về quê bằng xe máy. Quãng đường hơn trăm cây số, nắng đổ như nung. Tôi đứng ở cổng thấy các con từ xa mà nước mắt cứ chảy dài, không kiềm lại được. Tôi chẳng cần quà cáp gì, chỉ cần các con về nhà an toàn, ăn bữa cơm sum vầy là hạnh phúc, đủ đầy rồi.
Năm nay con chưa nói chắc chắn có về được không nhưng tôi đã chuẩn bị hết những món con thích. Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con gái, nó yếu ớt từ bé, đi làm thuê trên thành phố, nhà cửa chưa có, hai vợ chồng vẫn thuê trọ nhưng lúc nào cũng cố gắng chu toàn, lo lắng cho nội ngoại hai bên.
Bà hàng xóm hôm qua hỏi tôi: “Bà Tư ơi, lễ này các con có về không?”. Tôi cười vui nói: “Chắc là về đấy đấy bà ạ, tôi đặt bẫy cua rồi, không về thì tôi ăn một mình cho đỡ nhớ”. Nói thì nói vậy, chứ lòng tôi mong ngóng con về đến cồn cào ruột gan.
Tôi biết con gái cũng nhớ quê, nhưng cuộc sống bận rộn cơm áo gạo tiền khiến nó đành gác lại những lần trở về. Bởi vậy, tôi mới luôn là người gọi trước. Gọi để hỏi nhưng cũng là để nhắc con rằng: "Nhà vẫn ở đây, mẹ vẫn ở đây, chờ con về".
Xem thêm: Cổ nhân dạy: "Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt"
Tin liên quan
"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận.
Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?
"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.