Có qua có lại – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Con trai đỗ đại học top đầu, bố mẹ làm 90 mâm cỗ mời cả làng nhưng không một ai đến dự. Lúc này họ mới hiểu ra bài học lớn trong cách đối nhân xử thế hằng ngày đó là: Có qua có lại mới toại lòng nhau!

Mới đây, câu chuyện xoay quanh bữa tiệc mừng con đỗ đại học của một gia đình ở Vân Nam, Trung Quốc đã thu hút sự chú ý lớn trên các nền tảng mạng xã hội tại nước này. Từ câu chuyện này rất nhiều người đã rút ra cho mình bài học sâu sắc về cách ứng xử xã giao trong đời sống hằng ngày.
Chuyện là, Khang Hưng là một nam sinh vừa xuất sắc dành được 650 điểm đại học. Với mức điểm này, cậu có thể nhận được giấy báo trúng tuyển vào các trường đại học top đầu cả nước.
Mừng con có thành tích cao và cũng là để tự hào với người dân trong làng, bố mẹ của Khang Hưng đã quyết định mở cỗ mời mọi người đến chung vui. Thay vì đặt tiệc nhà hàng, gia đình Khang Hưng chọn thuê một vài đầu bếp nấu cỗ đến tận hàng. Ước tính số lượng khách mời, bố mẹ Khang Hưng đã quyết định nấu đến 90 mâm cỗ.
Đến ngày tổ chức tiệc, Khang Hưng cùng bố mẹ dậy từ rất sớm để chuẩn bị, sắp xếp bàn ăn, chè nước ra để đón khách. Gia đình còn cẩn thận phân công ai chịu trách nhiệm nhận tiền khách mừng, ai sẽ là người ghi lại thông tin của khách.

Thế nhưng, đã quá giờ mở tiệc mấy tiếng mà sân nhà gia đình Khang Hưng vẫn vắng tanh, không một bóng người. Người bố thấy vậy thẫn thờ đi qua đi lại trong nhà, thỉnh thoảng lại nhìn ra cổng nhưng không thấy bóng ai xuất hiện. Sau đó, họ quyết định đốt một tràng pháo để đánh tiếng cho mọi người biết nhà đã mở tiệc. Song dù cố gắng mọi cách nhưng họ vẫn không đón được vị khách nào.
Người nhà Khang Hưng bắt đầu hoài nghi, hay do họ mời sai ngày nên không ai đến. Nghĩ thế, bố mẹ cậu bé quyết định lấy điện thoại ra gọi điện, nhắn tin cho một số người thân thiết. Nào ngờ sau khi gửi 1 loạt tin nhắn, họ lại không nhận được bất kỳ phản hồi nào.
Nóng lòng không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bố Khang Hưng quyết định gọi trực tiếp cho trưởng thôn để hỏi rõ tình hình. Ở đầu dây bên kia, trưởng thôn giải thích: “Tôi biết hôm nay là ngày vui của gia đình anh và chuyện xảy ra thật đáng tiếc. Nhưng nguyên nhân của việc này cũng bắt đầu từ gia đình anh mà ra cả. Nhà anh tổ chức tiệc muốn mọi người đến chung vui, nhưng trước đây khi mọi người có tin vui, hỷ sự, mở tiệc mời gia đình anh đến thì anh lại giả vờ không biết, không tham gia cũng chẳng nói gì. Thế nên xảy ra sự việc ngày hôm nay cũng là điều dễ hiểu thôi”.
Bố mẹ Khang Hưng sau khi nghe lời trưởng thôn nói liền lặng người. Toàn bộ việc đó là sự thật. Nhìn hơn 90 mâm cỗ đã chuẩn bị, cả hai rơm rớm nước mắt. Cuối cùng họ quyết định gói đồ ăn thành từng phần và đem đi tặng cho mọi người trong làng, kèm theo đó là lời xin lỗi về những hành động đã làm trước đây. Lúc này, họ mới thật sự hiểu thấu, ở đời có qua có lại mới toại lòng nhau.
Sưu tầm
xem thêm: 18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả
Đọc thêm
Thất vọng về con trai, ông cụ quyết tâm đem hết tài sản thừa kế cho người bạn hàng xóm. Cả đời vất vả nuôi con để rồi ân hận vì mình không thực sự hiểu các con.
Bố mẹ chồng sắp cưới thua lỗ chuyện kinh doanh, vay nợ nhưng lại không có khả năng chi trả, thế là anh bảo tôi bán nhà để trả nợ cho gia đình anh.
Bố mẹ mất sớm, dì út nhận nuôi tôi từ nhỏ, mặc thiên hạ đàm tiếu hai dì cháu vẫn cứ nương tựa vào nhau mà sống, tuy cực khổ nhưng hạnh phúc vô cùng
Tin liên quan
Lời của bạn nên giống như những ngôi sao trên bầu trời chứ đừng như pháo nổ đêm giao thừa. Ai lại muốn nghe tiếng pháo nổi suốt đêm?
Sống ở đời, có những sai lầm có thể vãn hồi được nhưng cũng có những sai lầm khiến chúng ta phải hối tiếc cả đời.
Cổ nhân dặn hậu nhân rằng, dẫu cuộc đời có nghèo khó đến đâu đi chăng nữa cũng đừng tham lam 4 loại tiền này. Khi lấy rồi thì rất khó để trả lại.