Chuyện vội mỗi ngày - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sáng mồng 10. Ngày vía Thần Tài, trong khi nhà nhà - người người nô nức đi sắm vàng, mua cá lóc, mua heo quay. Thì tôi cũng nô nức đi nhưng mà là đi làm.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Công việc đầu năm tưởng chỉ tương đối, nhưng thật ra đã ắp lẳm. Người ngu không đáng trách nhưng để người khác biết mình ngu mới đáng nói. Ngược lại người thạo việc cái gì cũng xử lý tốt, nhiều lúc sẽ hóa người ngu. Bởi lẻ xung quanh ai cũng ỉ lại, trông chờ vào bạn thành ra trăm dâu đổ đầu tằm. Rời khỏi nhà trong những suy nghĩ tréo ngoe như thế. Tôi tự tạo cho mình một thứ ảo vọng : cứ làm hết khả năng, còn lại trời xanh sẽ có sự an bài.

Hướng về Phú Hữu, tấp vào một quán nhỏ ven đường. Quán bán bánh cuốn - bánh ướt buổi sáng bình dân cho mọi người. Mấy cái bàn inox kê trật tự. Ống đũa sạch, hủ ớt bằm, mấy cây tăm. Vậy là thành hình tiệm bánh cuốn. Vài thực khách là người lao động tay chân đang ngồi dùng bữa.Tiến vào bên trong, tôi vô tình lướt ngang một cậu bé bán vé số. Chị chủ hiền hiền :

- Cậu ! Cậu ăn bánh cuốn hay bánh ướt?

- Dạ. Chị cho em 2 dĩa bánh cuốn!

Chị chủ (ngạc nhiên):

- Cậu đi một mình hay còn chờ bạn ?!

- Dạ. Em đi mình ên.

chuyen-voi-moi-ngay-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Tôi ngoắc ngoắc cậu bé bán vé số khi nãy. Nó mừng rỡ chạy lại. Thấy rõ cọc vé số dày cộm trên tay nó đang run lên bần bật. Không phải nó mừng vì được khách mua, mà là vì cậu bé đang đói. Tôi nói:

- Mỗi số em rút cho anh 5 tờ.

- Dạ. Em làm liền !

Tôi thấy cuống họng nó cứ nhấp nhô vì nuốt nước bọt. Chắc là đói lắm. Chị chủ bưng ra hai dĩa bánh cuốn rồi đặt cẩn thận lên bàn. Thật nhanh và thật lẹ, chị đánh mắt thoáng qua cậu bé tội nghiệp. Cậu bé lễ phép dùng hai tay đưa vé số cho tôi.

- Dạ. Của chú hết ba trăm ạ !

Tôi đặt tờ 500 vào tay nó và nói :

- Em giữ luôn khỏi thối. Anh lỡ kêu dư một dĩa. Em ngồi xuống ăn với anh ... !

Thằng bé tay mân mê tà áo :

- Dạ ... dạ ... áo quần con bẩn quá, con mắc cỡ lắm chú ơi !!!

Mắt tôi long lên. Cái long lanh không vì tức giận mà là vì xúc động "anh cũng như em. Cũng phải lăn vào đời để kiếm sống. Ta chỉ khác nhau là ở vị trí được xã hội đặt để". Bé nhìn tôi, cười một cái thật rạng ngời và chúng tôi cùng thưởng thức bữa sáng đó. Nó cố gắng ăn thật nhanh, nhưng chỉ ăn phần bánh còn miếng chả - nem - bánh tôm thì chừa lại.

- Sao cưng không ăn ? (Tôi gượng hỏi)

- Dạ. Con chỉ thích ăn bánh, mấy cái kia ... con ngán ạ.

Cha nội bàn bên cạnh đang nhai rạo rạo, nghe thấy thì dừng lại rồi lên tiếng :

- Mẹeeeeeeeeee .... vé số mà còn làm sang !!!

Tự dưng tôi nóng máu quá, quay sang tính "quạt" lại ổng. Nhưng cậu bé ngăn tôi lại. Cậu đứng dậy lịch sự cuối đầu chào và bưng dĩa mang ra cho chị chủ bỏ lại vào bịch mang về. Được một lúc. Tôi đứng dậy ra chỗ chị chủ để tính tiền. Cha nội vô duyên khi nãy cũng đi theo sau. Bất giác chị chủ nói :

- Thằng bé nãy chú mua vé số cho. Rồi kêu một dĩa cho nó ăn. Chú biết sao nó không ăn hết không ?

- Dạ không. Sao vậy Chị ?

- Chị biết nhà nó. Nó ở cùng với ngoại với mẹ dưới gầm cầu. Mẹ nó thì bị "man man" lúc tỉnh cũng lãnh vé số đi bán dạo ... lâu lâu ... lại bị ai làm cho "một bụng" hỏi gì cũng ú ớ. Vậy mà ngoại nó nuôi hết không phá lần nào ! Nó không ăn hết là vì muốn mang về cho mẹ nó cho em nó ăn đó cậu ....

- .........

 Tôi biết rằng trong khoảnh khắc đó không chỉ tôi có cảm xúc, mà cha nội vô duyên kia cũng cảm thấy áy náy. Nhanh mồm nhanh miệng mà dẫn đến ngu si ngốc nghếch trong lời nói. Làm tổn thương cho thằng nhỏ. Chị chủ tiếp:

- À ! Nãy nó nhờ tôi gửi lại cậu 200, nó nhờ tôi gửi lời cảm ơn đến cậu. Cậu vừa mua vé số, vừa cho nó đồ ăn vậy là được rồi ạ.

- ......

- Nè cậu ... hai trăm ngàn của cậu nè !

Cha nội vô duyên khi nãy nghe xong cũng phải ngồi phịch xuống ghế. Cảm xúc nó cứ dâng lên nghèn nghẹn nơi cuống họng. Nghĩ mình đã khổ, ai dè nhìn xuống còn có người còn đoạn trường "đắng cay" hơn mình rất nhiều. Bước vội ra ngoài - mắt tôi không ngừng dáo dác ngó quanh. Em ơi ! Em đi đâu rồi ...... ??

(Bùi Quang Minh)

Xem thêm: Sự lợi hại của thất bại - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Đọc thêm

Cây đa, bến nước, sân đình... Cổng làng và mái chùa cổ kính rêu phong Mùa sen bát ngát hương Và đêm tất niên ngập mùi hoa huệ trắng,...

Sinh ra từ làng - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Chuyện về sau này thì tôi chưa biết, nhưng nhìn con trai chị lúc này, linh tính của tôi rằng có điều không hay rồi sẽ diễn ra. Chỉ mong rằng tôi lầm! Mong lắm vậy…

Một người mẹ hạnh phúc - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Tôi có ông bạn, tuy học cùng lớp, nhưng không thân lắm, bởi vì những suy nghĩ và việc làm mỗi người mỗi khác. Hết giờ làm việc ở cơ quan là anh biến vào những cuộc mưu sinh.

Có mấy miếng đất - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất