Chồng nấu vợ khen ngon – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Từ sau trận ốm, tôi mới nhận ra mình dại, giờ món nầu chồng nấu tôi cũng đều khen ngon rồi khéo léo chỉnh anh cách chế biến sao cho hợp vị hơn. Nhờ đó mà vợ chồng hòa thuận, vui vẻ hơn nhiều.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo đánh giá của tôi là chồng nấu ăn không giỏi, đặc biệt là nấu những món rau thì quả là siêu… dở. Chắc có lẽ điều này bắt nguồn từ thói quen của người lớn lên trong một gia đình mà bếp trưởng – chính là mẹ anh – không thích ăn rau.

Anh từng kể rằng, tuổi thơ của chị em anh có những ngày phải lấy nước sôi làm canh chan cơm cho đỡ mặn vì mẹ nấu cá kho lúc nào mặn, ăn 1 miếng cá phải kèm 3-4 miếng cơm. Ngày tôi về làm dâu thì thấy thực đơn trong bếp mẹ chồng rất phong phú các món mặn, kho, chiên, luộc. Cá, thịt, hải sản không thiếu, chỉ thiếu mỗi rau. Món rau hiếm hoi có trên mâm cơm là bắp cải luộc hoặc xà lách, những loại rau ít mùi, ít vị.

Trong khi đó, tôi lại là người cực thích ăn rau. Vì chồng nấu dỡ nên từ khi ra riêng tôi cắt luôn quyền nấu ăn của chồng. Anh cũng vì thế mà có lý do chính đáng để không bén mảng đến căn bếp. Có những hôm tôi đi làm về mệt lử người cũng phải lọ mọ xuống bếp nấu nướng. Làm mệt nên đâm ra tôi cáu gắt, quạu quọ với chồng con. Những hễ chồng ngỏ ý phụ nấu thì tôi lại gạt đi với lý do “anh nấu thì một mình anh ăn đi, em ăn không nổi”. Chồng tôi nghe vậy thì gượng cười rồi lên phòng. Từ đó về sau tôi chẳng nghe anh đề cập đến chuyện nấu ăn nữa.

chong-nau-vo-khen-ngon-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Một lần tôi bị rối loạn tiền đình, chóng mặt quay cuồng không làm được gì, chỉ có thể nằm một chỗ trên giường. Dù không tiện đi đứng, làm việc nhà nhưng khẩu vị của tôi lại rất bình thường, lại còn thấy nhanh đói, muốn ăn nhiều hơn là đằng khác.

Đi làm về, thấy vợ nằm chèo queo, chồng tôi vội vàng vào hỏi thăm vài câu rồi trở ra ngoài. Tầm nửa tiếng sau, anh vào gọi tôi dậy ăn cơm. Trên mâm tôi thấy có món trứng chiên, trứng luộc và tô canh cà chua trứng còn nóng hổi - món canh duy nhất mà chồng tôi biết nấu, cũng là món canh mà bình thường tôi ghét nhất.

Anh đỡ tôi ngồi dựa vào thành giường rồi bưng chén cơm lên trước mặt vợ, giọng nhỏ nhẹ dỗ dành: “Em đang bệnh, anh nấu tạm, em ráng ăn cho có sức. Mai anh qua nhà anh rước bà ngoại qua nấu cho em”. Bụng đói cồn cào, tôi ăn một mạch hết sạch 2 chén cơm và cảm thấy cơm chồng nấu cũng đâu đến nỗi nào. Tôi nhìn anh bằng ánh mắt dịu dàng, nói như chữa thẹn: “Lần này bệnh, không biết sao mà khẩu vị em thay đổi, lại thấy anh nấu ngon, thôi khỏi rước mẹ qua chi cho cực”.

Sau lần đó, tôi kéo chồng vào bếp nhiều hơn. Hễ món nào chồng nấu, tôi lại hết lời khen ngon, rồi khéo léo chỉnh anh cách chế biến sao cho hợp vị hơn. Bây giờ, chồng tôi vẫn chưa thành một đầu bếp giỏi, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của chồng mà tôi đỡ vất vả hẳn trong việc bếp núc, vợ chồng cũng gắn bó, vui vẻ hơn xưa. Thế mới biết lâu nay mình dại thật. May mà tỉnh ngộ sớm.

Xem thêm: Gom cỗ thừa đám cưới – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Miệng lớn đấu với miệng nhỏ, gia đình ly tán, người của tan nát” - bạn có hiểu miệng lớn, miệng nhỏ ở đây mang ý nghĩa gì không?

Vì sao người xưa nói 'miệng lớn đấu với miệng nhỏ, gia đình ly tán, người của tan nát”?
0 Bình luận

Người xưa tin rằng, vật này đặt ở đầu giường sẽ phù trợ phong thủy gia đình. Từ đó giúp vợ chồng hạnh phúc, có giấc ngủ ngon và gia đình phát tài...

Mẹo phong thủy của người xưa: Chỉ cần đặt thứ này ở đầu giường, vợ chồng hạnh phúc, gia đình giàu có
0 Bình luận

Tạ Kiến Hoa xuất thân từ nông dân, 20 tuổi bước ra xã hội, từ làm công tới làm chủ, anh trải qua nhiều thất bại. Ở tuổi 32, ở lần thứ 4 khởi nghiệp, anh đã "lật thân" thành công.

Anh nông dân 'lật thân' thành công kiếm 175 tỷ/năm sau 3 lần khởi nghiệp thất bại: 'Từ bỏ sĩ diện hão giúp cuộc đời tôi và gia đình lột xác'
0 Bình luận

Tin liên quan

Sau bữa tiệc, chàng trai trẻ nhận ra thế giới này thực sự tồn tại cái gọi là “kỳ tích đêm Giáng sinh” và kỳ tích ấy là do chính con người tạo ra…

Kỳ tích đêm giáng sinh – Câu chuyện nhân văn cảm động  
0 Bình luận

Ngày cưới lẽ ra là ngày vui vẻ, đẹp nhất trong đời mỗi người nhưng vì mấy phần cỗ thừa mà ngày hạnh phúc lại trở thành ký ức đau buồn…

Gom cỗ thừa đám cưới – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

May, vợ chồng chị đã nhận ra sai lầm và biết sửa sai. Vợ chồng cố gắng hết sức, vui vẻ sống với nhau là được, mặc kệ ngoài kia hàng xóm giàu có bao nhiêu.

Khi hàng xóm giàu có hơn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 18 giờ trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất