"Cây cao đón gió lớn, người giàu nhiều hiểm nguy": Ta phải làm gì để tránh thị phi?
Nổi tiếng luôn gắn liền với thị phi. Có nhiều người "tâm lý yếu" bị nhấn chìm trong thị phi. Vậy ta phải làm gì để tránh "tai bay vạ gió" này?

Có một người đàn ông trung niên làm việc trong siêu thị, anh ta rất bức xúc khi thấy ông chủ siêu thị đếm số tiền trong két hàng đêm: "Cùng tuổi với nhau, dựa vào cái gì mà hắn lại có siêu thị còn mình thì không chứ?!"
Càng nghĩ càng tức giận nên anh đã đập phá tủ lạnh trong siêu thị để dằn mặt người chủ. Sau khi bị chủ đuổi việc, anh lại càng khó chịu hơn, vừa tìm việc tiếp theo vừa buông lời mắng mỏ. Cuộc sống của anh cứ như vậy lặp đi lặp lại.
Vui vẻ khen người, trông như đang tán dương cái đẹp của người, nhưng thật ra cũng là đang thành toàn bản thân. Không vì đố kỵ mà ưu phiền, tức giận, đó mới là cách sống của người trí tuệ.
Là một diễn viên hạng nhất quốc gia, thù lao và tỷ lệ xuất hiện của Trần Đạo Minh lại kém rất xa so với các ngôi sao trào lưu hiện nay. Nhưng Trần Đạo Minh chưa bao giờ cậy già mà lên mặt chứ đừng nói đến chuyện đi ghét một ai đó.
Hai năm trước, Trần Đạo Minh đóng vai phụ trong một bộ phim, và nhân vật chính là một nhóm thanh niên. Anh là người đầu tiên đến phim trường mỗi ngày, cảnh quay xong anh ấy cũng không chịu rời đi, vì sợ cách diễn của mình quá lỗi thời nên Trần Đạo Minh đã ở lại để xem các bạn trẻ diễn như thế nào.

Khi phóng viên hỏi Trần Đạo Minh, thù lao của một nhóm diễn viên trẻ còn nhiều hơn anh, liệu anh có thấy bất công hay không?
Trần Đạo Minh mỉm cười, xua tay: "Tôi hết thời rồi, còn phải học hỏi các bạn trẻ nhiều hơn."
Một người có trí tuệ thực sự sẽ hiểu rằng ghen tị sẽ không thể giúp mình đạt được bất cứ thứ gì, chúng ta chỉ có thể đạt được những gì mình muốn thông qua sự chăm chỉ tự học. Trình độ càng cao, tầm nhìn càng rộng, thì sẽ càng biết cách đối nhân xử thế như thế nào mới là tốt người tốt mình.
"Luận ngữ của Khổng Tử" viết: "Muốn đứng thì hãy để cho người đứng. Muốn thành công thì hãy để cho người thành công."
Vì thế, làm giàu chẳng có gì sai, khi bạn đã có được một tầm nhìn rộng mở, "cái cây to" như bạn nhất định sẽ biết cách phải ứng phó như thế nào đối với những cơn "gió lớn". Người khác gợi chuyện thị phi, đó là việc của họ, như câu "người muốn thành đại sự, chớ chấp nhất việc vặt". Làm một người có lòng tốt thì tự nhiên cũng sẽ được thế gian đền đáp lại bằng mỹ cảnh.
Xem thêm: Vì sao người xưa dặn "lửa đi ba đường là tắt, người đi ba đường là nghèo"?
Đọc thêm
Cổ nhân cho rằng, phụ nữ có nhiều lông là người mang lại phú quý, may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Xã hội cũng tôn trọng và giúp đỡ những người phụ nữ có lông tay.
"Nhất gái thở dài, nhì trai ngủ sấp" - nghe câu này khá nhiều nhưng chưa chắc bạn đã hiểu rõ ẩn ý sâu bên trong.
Người xưa rất quan tâm đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Sau khi chiêm nghiệm, họ đúc rút ra rằng: "Con trai tránh mẹ, con gái tránh cha".
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.