Câu chuyện của người ăn mày mù và bài học "người đáng thương tất có chỗ đáng giận"

Có một cậu bé mù lòa rất đáng thương, sinh ra đã bị bỏ rơi, được nhận nuôi rồi lại chịu phận mồ côi. Ai cũng nói số cậu khổ, nhưng khi nguyên nhân hé lộ, tất cả đều kinh ngạc...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện kể rằng: Vào một ngày nọ, người ăn mày mù bị đứa trẻ dùng côn gỗ đánh vào trán làm sưng lên một cái u khá lớn. Anh ta dùng tay sờ lên chỗ sưng với vẻ mặt không hề tức giận. Vừa dùng tay xoa xoa chỗ đau, vừa cười cười.

Thấy cảnh đó, một tên ăn mày khác cảm thấy vô cùng khó hiểu. Khi quá thắc mắc, tên này liền đến gần hỏi: "Cậu mỗi lần bị đánh đều tươi hớn hở. Lòng của cậu sao có thể độ lượng rộng lớn như vậy?".

Người ăn mù liền đáp: "Tôi đang tìm lại phúc báo của mình".

Tên ăn mày nghe xong ngạc nhiên thốt lên: "Thật là khó hiểu"?

Người ăn mày mù trầm ngâm một lát rồi đáp: "Tôi sẽ kể cho cậu nghe câu chuyện này thì cậu sẽ hiểu ngay!". Nói rồi, người ăn mày mù bắt đầu kể:

Trước đây rất lâu, cách kinh thành không xa có một gia đình giàu có, chủ nhân tên Triệu lạc. Mặc dù vô cùng giàu có nhưng mãi đến tuổi trung niên, vợ chồng họ mới có con nên vô cùng vui sướng. Họ đặt tên con là Đại Hỷ. 

Cau-chuyen-cua-nguoi-an-may-mu-va-bai-hoc-dang-suy-ngam-0

Hai vợ chồng họ vui mừng vô cùng. Họ nuông chiều Đại Hỷ vô cùng. Con muốn gì họ cũng cho. Thậm chí đứa trẻ muốn đánh ai thì đánh, gia đình và người ở đều vui vẻ tiếp nhận.

Khi Đại Hỷ lớn lên không sợ trời không sợ đất, ngang ngược vô cùng. Tính cách ngông cuồng này của Đại Hỷ khiến hàng xóm láng giềng vô cùng khó chịu, chẳng khi nào họ được yên thân. Mỗi ngày Đại Hỷ đều tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền bạc.

Một ngày, Đại Hỷ đang đi trên đường thì gặp một cô gái xinh đẹp, hắn ta lập tức nảy sinh ý đồ xấu, có hành vi khiếm nhã với cô gái. Cô gái đang lúc sợ hãi thì gặp được một hòa thượng cứu đi.

Một ngày sau, Đại Hỷ tìm đến ngôi chùa mà vị hòa thượng kia tu tập. Vừa bước vào cửa chùa thì lão hòa thượng cũng từ cửa chính đi ra. Đại Hỷ đoán rằng cô gái đó trốn ở bên trong nên muốn xông vào tìm thì bị lão hòa thượng ngăn lại. Đại Hỷ không nói không rằng, dùng gậy gỗ đánh vào đầu lão hòa thượng. Có lẽ vì đánh trúng huyệt vị nên lão hòa thượng ngã lăn ra đất rồi qua đời.

Đại Hỷ bị quan phủ bắt đi và bị kết tội phải đền mạng. Hắn ta không những không hối hận mà còn đổ tội cho lão hòa thượng đã chiếm đoạt cô gái của anh ta.

Gia đình muốn giải vây cho con trai, miễn khỏi chịu tội nên đã bán sạch gia tài để nhờ quan huyện tha mạng. Ngay khi chuộc Đại Hỷ về, không ngờ đến đó nhà họ bị cháy dữ dội, người mẹ bị lửa bốc lên làm mù, người cha bị bỏng liệt người, rồi qua đời sau đó không lâu.

Cả người cả của đều bị tai biến mất, lúc này, Đại Hỷ mới bừng tỉnh ngộ. Hắn ra sức làm mọi cách hiếu kính mẹ, làm các việc mà xưa nay chưa từng làm như nấu cơm, giặt quần áo, đi làm thuê kiếm gạo... cứ như vậy cho đến khi mẹ qua đời. Mấy năm sau, Đại Hỷ cũng vì bệnh tật không có tiền cứu chữa mà qua đời.

Nói đến đây, người ăn mày mù cảm thán nói: Đại Hỷ khi xưa chính là tôi ở kiếp này. Ngay từ khi ra đời tôi đã bị mù và bị cha mẹ bỏ rơi. Người nhặt tôi về nuôi chính là người phụ nữ nhặt ve chai tàn tật.

Tôi dựa vào sự chăm sóc của mẹ nuôi mà lớn lên từng ngày. Sau đó, mẹ nuôi của tôi cũng vì bạo bệnh mà qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi mù lòa.

Hôm ấy vì quá đau khổ, tôi đã đến bên mộ của mẹ nuôi ngồi tựa vào đó mà khóc. Tôi gào khóc đến chết đi sống lại, vừa khóc vừa trách mắng ông trời bất công, mãi cho đến khi mệt thì ngủ thiếp đi.

Trong giấc ngủ thiếp đi ấy, tôi đã gặp một ông lão tóc bạc phơ, mờ ảo hiện ra. Ông lão ấy đưa tay vẽ một cái, làm tái hiện lên rất nhiều việc hung ác khiến tôi thấy sợ. 

Cuối cùng, ông lão thờ dài nói: "Tất cả những tội ác ban nãy ngươi chứng kiến, đều là ngươi đã làm ở trước trước. Tội nghiệp của ngươi quá lớn, không những bắt nạt con trai, ức hiếp con gái, tiêu xài hoang phí mà điều không thể tha thứ chính là phỉ báng, đánh chết người tu hành. Tội nghiệp vô cùng sâu nặng, nhưng niệm tình ngươi cuối cùng đã biết tận hiếu với mẹ già nên ngươi mới được đầu thai làm người.

Dẫu được đầu thai làm người nhưng vẫn phải chịu tội, ba đời không có tiền bạc, ba đời không có hôn nhân, ba đời làm ăn mày mù. Mẹ nuôi của ngươi ở kiếp này chính là mẹ của ngươi ở kiếp trước. Bởi vì trước ngươi có hiếu với mẹ nên kiếp này bà ấy đã nhận nuôi ngươi khôn lớn.

Ở kiếp này, nếu như ngươi có thể giữ được tâm tính làm người tốt thì mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng, khổ tận cam lai, kiếp sau sẽ có phúc báo".

Bởi vậy mà người xưa mới nói: "Người đáng thương tất có chỗ đáng giận". Từ câu chuyện trên rút ra một bài học: Thiện ác có báo là thiên lý. Sống ở đời hãy hành thiên tích đức để kiếp này và kiếp sau được hưởng phúc báo!

Xem thêm: Bỏ lại sóng gió sau lưng với 6 lời khuyên của "ông hoàng kinh doanh" Kazuo Inamorib

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Khi thời gian đi qua, bạn sẽ ngộ ra rằng, trên đời này, dựa vào chính mình và tự chịu trách nhiệm với bản thân mình chính là lối thoát duy nhất.

Tự kỷ luật bản thân - đó là phong thủy tốt nhất đời người
0 Bình luận

Lão Tử được ví như "Vạn kinh chi vương", ý nói là "ông vua" của vạn tác phẩm kinh điển, đương nhiên sở hữu tư duy đắt giá vẹn nguyên giá trị cả ngàn năm.

5 tư duy cả ngàn năm sau còn vẹn nguyên giá trị của Lão Tử: Thấm nhuần càng sớm, đời càng suôn sẻ
0 Bình luận

Tư tưởng là nhân, cuộc đời chính là quả. Nhân của bạn sẽ hấp dẫn quả đến, đây chính là: Bạn gieo nhân gì sẽ gặt quả ấy.

Tư tưởng là nhân, cuộc đời là quả: Bạn muốn cuộc sống thế nào thì phải trở thành người như thế ấy
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất