Câu chuyện 3 x 8 = 23 và bài học về sự nhường nhịn vô cùng sâu sắc Khổng Tử dạy học trò

Khi học trò hỏi "Ba nhân tám bằng bao nhiêu?", Khổng Tử điềm nhiên trả lời: "Bằng 23". Ẩn sau đó là bài học về sự nhường nhịn mà Khổng Tử muốn dạy học trò.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện 3 x 8 = 23 đầy tranh cãi

Khổng Tử là nhà tư tưởng, triết học, chính trị lỗi lạc Trung Hoa. Theo ghi chép trong cuốn "Khổng Tử thế gia" của Tư Mã Thiên, Khổng Tử sinh ra ở ấp Trâu, người làng Xương Bình nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc).

Từ năm 34 tuổi, Khổng Tử cùng học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người theo những tư tưởng đó. 

Nhan Uyên là một trong số học trò của Khổng Tử. Anh là người thông minh, tốt bụng, ham học hỏi, được Khổng Tử yêu quý.

Một lần, Nhan Uyên trên đường đi làm bắt gặp một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh đến tìm hiểu mới biết đang có tranh cãi giữa người mua và người bán vải.

Người mua quả quyết cho rằng: "Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?". Nhan Uyên bèn đến trước mặt người mua, nói: "Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa".

cau-chuyen-3-x-8-23-va-bai-hoc-ve-su-nhuong-nhin-cua-khong-tu-1

Không phục trước lời nói của Nhan Uyên, người mua chỉ thẳng tay vào mặt anh và nói: "Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng Tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!".

"Được. Nếu Khổng Tử nói anh sai, vậy tính sao đây", Nhan Uyên hỏi. Người mua nói: "Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?". 

Nhan Uyên trả lời: "Nếu sai, tôi sẽ từ quan". Hai người đánh cuộc với nhau như thế và cùng đến gặp Khổng Tử.

Nghe câu chuyện, Khổng Tử nói: "3 nhân 8 là 23 đó. Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi".

Nhan Uyên chưa bao giờ dám cãi lời sư phụ, nghe Khổng Tử nói vậy, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua vải. Trong bụng anh thầm cảm thấy không phục, nghĩ rằng Khổng Tử đã già nên hồ đồ, không muốn theo học ông nữa.

Câu nói của Khổng Tử với học trò giúp cứu 3 mạng người

Sau sự việc, Nhan Uyên lấy lý do nhà có việc nên xin nghỉ học. Khổng Tử tuy hiểu rõ tâm tư của học trò nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.

Ông dặn Nhan Uyên hai câu trước khi từ biệt: "Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ".

cau-chuyen-3-x-8-23-va-bai-hoc-ve-su-nhuong-nhin-cua-khong-tu-2

Nhan Uyên trên đường về nhà gặp đúng lúc trời sắp mưa to. Gió thổi mạnh, sấm rung chớp giật. Anh tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường để tránh mưa. Nhưng lúc này anh nhớ lại lời sư phụ đã nói "ngàn năm cổ thụ không náu thân" nên vội tránh xa cái cây này. Anh vừa rời đi thì cây cổ thụ kia bị sét đánh tan.

Nhan Uyên vô cùng kinh ngạc khi thấy câu nói của sư phụ đã linh nghiệm. Anh tự nghĩ trong lòng, chẳng lẽ còn có thể sát nhân sao? 

Khi Nhan Uyên về đến nhà thì trời đã khuya. Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử đang ngủ.

Đến bên giường, Nhan Uyên vô cùng tức giận khi thấy hai người đắp chung chăn, bèn giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: "Sát nhân không rõ chớ động thủ", bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.

Bài học sâu sắc về sự nhường nhịn Khổng Tử để lại cho hậu thế

Nhan Uyên ngày hôm sau quay trở lại gặp sư phụ. Vừa thấy Khổng Tử, anh liền quỳ xuống: "Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó. Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?".

Đỡ học trò đứng dậy, Khổng Tử nói: "Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con ngàn năm cổ thụ không ai náu thân. Con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con sát nhân không rõ chớ động thủ".

Nhan Uyên vái lạy thầy, vô cùng kính nể khả năng liệu sự như thần của Khổng Tử. Khổng Tử tiếp tục giảng giải cho học trò: "Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học nữa. Con nghĩ xem, ta nói 3 nhân 8 bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia. Nếu ta nói 3 nhân 8 bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó. Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?".

cau-chuyen-3-x-8-23-va-bai-hoc-ve-su-nhuong-nhin-cua-khong-tu-3

Lúc này, Nhan Uyên mới thực sự tỉnh ngộ. Anh quỳ gối trước mặt Khổng Tử nói: "Sư phụ trọng đại nghĩa, coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần".

Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ nửa bước.

Lời bàn:

Cổ nhân có câu: "Lùi một bước biển rộng trời trong" quả thực không sai chút nào. Kẻ thất phu khi phải chịu nhận sự thua thiệt thường bất mãn, oán giận, tuốt kiếm tranh đấu, giành lấy mối lợi.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, đôi khi những điều mất đi còn đáng quý hơn những thứ nhận được?

Con người biết nhẫn nhịn, bao dung người khác, biết lùi một bước nhường họ đi qua, biết chịu thiệt một chút để mọi sự yên ổn, đôi bên cùng giữ hòa khí, cũng chính là tạo phúc báo cho bản thân.

Sống ở đời, rốt cuộc con người tranh đấu nhau được lợi ích gì? Tranh cãi hơn thua với khách hàng, có thắng cũng chỉ làm mất khách. Tranh hơn thua với ông chủ, có thắng cũng làm mất lòng sếp. Tranh hơn thua với người già, có thắng cũng thành vô lễ. Tranh hơn thua với bạn bè, có thắng cũng mất bạn.

Trước những sự lựa chọn quan trọng, hãy dùng đầu óc tỉnh táo và tấm lòng bao dung vị tha để quyết định. Người có lòng nhẫn nhịn lớn mới làm được việc lớn. Gặp việc chưa xét đoán đã vội nóng giận thì chỉ tổ hỏng việc, mất đi lòng người, lại càng thể hiện ra bạn là người không có sự tu dưỡng đạo đức.

Hãy khắc cốt ghi tâm bài học về sự nhường nhịn mà Khổng Tử để lại cho muôn đời sau. Lá trà nhờ nước sôi mới có thể tỏa ra mùi hương thơm ngát. Sinh mệnh vượt qua bao trắc trở mới để lại tiếng thơm cho đời. Con người dù phải chịu khổ đau nhường nào, bạn cũng hãy nói lời cảm ơn cuộc đời này và nhận ra đó mới là hạnh phúc lớn nhất.

Xem thêm: Sống ở đời: Người tưởng thông minh mà hóa ra lại dại, kẻ tưởng dại mà lại hóa khôn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Muốn thành công hãy ghi nhớ lời dạy của cổ nhân, khi thuận lợi đừng kiêu ngạo khoe khoang, cũng đừng coi thường người khác; khi gặp khó khăn hãy biết tôn trọng bản thân và coi đó là cơ hội để hoàn thiện chính mình.

Cổ nhân dạy: Khi thuận lợi đối đãi tốt với người, gặp nghịch cảnh đối xử tốt với chính mình
0 Bình luận

Gia Cát Lượng từng viết "Giới tử thư" để truyền đạt cho con cái các đạo lý sống ở đời. Bức thư vỏn vẹn 87 chữ nhưng chứa đựng rất nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

10 bài học thâm thúy đúc kết từ bức thư vỏn vẹn 87 chữ của Gia Cát Lượng
0 Bình luận

Khổng Tử cho rằng quân tử và tiểu nhân phân biệt nhau ở hai chữ “đức hạnh”. Quân tử coi đức hạnh là lẽ sống mà tự ước thúc bản thân, còn tiểu nhân coi đức hạnh là trò viển vông.

Khổng Tử: Quân tử và tiểu nhân khác biệt ở hai chữ 'đức hạnh'
0 Bình luận

Để ngăn chặn ung thư, chàng trai 36 tuổi đã phải cắt bỏ dạ dày, ruột kết, trực tràng và túi mật... Nhưng không vì thế mà cuộc đời anh "đầu hàng số phận".

Câu chuyện buồn nhưng đầy nghị lực của chàng trai không dạ dày, ruột kết và túi mật
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

3 món đồ nên cân nhắc kỹ trước khi đặt trong nhà để tránh ảnh hưởng tới vận khí

Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.

Hải An
Hải An 16 giờ trước
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 13/05
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

PC Right 1 GIF
Đề xuất