Muốn làm nên nghiệp lớn nhất định phải học cách Tào Tháo bổ khuyết những kém cỏi của bản thân

Tào Tháo biết rõ mình kém cỏi về chính trị và quân sự. Ông khắc phục điều này bằng cách tìm quân sư giỏi, tìm tướng tài để hỗ trợ mình.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tào Tháo (155 - 220) biểu là Mạnh Đức, tiểu tự A Man. Ông là nhà chính sự, nhà quân sự và nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tạo Ngụy thời Tam Quốc. Sau này ông được con trai truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng đế.

Hậu thế nhận xét, Tào Táo là nhân vật lịch sử có tính cách vô cùng phức tạp. Có người nói, Tào Tháo là đại thần trị quốc nhưng cũng có ý kiến cho rằng, ông đích thị là gian hùng thời loạn. Dù mang tiếng đa nghi, gian trá nhưng ông vẫn được đánh giá là người dũng cảm, mưu trí hơn người.

Nếu ai theo dõi Tam Quốc Diễn Nghĩa thì cũng có thể thấy rõ ràng rằng, Tào Tháo từng có một thời tuổi trẻ khí thế ngút trời, một lòng muốn trừ gian diệt ác. Ông từng nghĩ có thể dựa vào năng lực của bản thân để "thay trời hành đạo", đòi lại công bằng cho đời.

Cach-Tao-Thao-bo-khuyet-nhung-kem-coi-cua-ban-than-9

Nhưng triều đình và các quan lại đại thần đã làm ông vô cùng thất vọng. Sự cương trực của bản thân vốn không thể nào xoay chuyển được tình thế. Trước cảnh thế sự suy tàn, cuối cùng ông đã ra con đường cho mình. Ông nhận thấy chỉ có thể dùng chiến trận để xây dựng cơ đồ.

Song để gây dựng được sự nghiệp lẫy lừng với 1 mình cái đầu của Tào Tháo thì không thể nào làm được. Bởi dù có là thiên tài thì ông cũng có những khuyết điểm của riêng mình. 

Để bổ khuyết những kém cỏi của bản thân mình trong chính trị và quân sự, Tào Táo đã lắng nghe và sử dụng kiến nghị của những người khác. Ông bình tĩnh tham khảo, bình tĩnh phân tích và từ từ làm theo.

Thời kỳ Tam Quốc, trong quá trình xây dựng quyền lực của mình, vì muốn tìm kiếm nhân tài, Tào Tháo đã 3 lần ban "cầu hiền lệnh" (lệnh cầu người tài đức). Cùng thời đại của ông, không có người nào từng làm chuyện này. Nhờ thực hiện một cách triệt để chính sách trọng dụng nhân tài, tìm mọi cách để tập hợp, tiến cử thậm chí là mua chuộc người tài về phục vụ cho mình. 

Trong quá trình chinh chiến, Tào Tháo cũng không ngừng thu phục các anh hào, cả văn lẫn võ, làm người hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển cơ nghiệp của mình.

Về võ tướng, Tào Tháo nắm trong tay những người sau: Hầu Đôn, Tào Nhân, Trương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp, Từ Hoảng, Tào Hồng, Trương Văn Viễn… Thậm chí, Tào Tháo còn nhiều lần tìm cách dụ dỗ tướng tài là Quan Vũ nhưng không thành.

Cach-Tao-Thao-bo-khuyet-nhung-kem-coi-cua-ban-than-3
Tuân Úc là 1 mưu sĩ giỏi dưới trướng Tào Tháo

Về mưu sĩ giỏi, Tào Tháo có: Quách Gia, Tuân Úc, Trình Dục, Giả Hủ phụng sự. Những người này được đánh giá có năng lực không thua kém so với Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

Nhờ sự phò tá của những nhân vật đình đám này mà Tào Tháo mới có thể nam chinh bắc chiến hơn mấy chục năm và tiêu diệt tất cả các đối thủ bằng chính sự táo bạo và thâm sâu của mình.

Sau khi thống nhất phương Bắc, Tào Tháo gây dựng nên nước Ngụy. Thực ra, lúc đó, Tào Tháo hoàn toàn có thể xưng đế. Nhưng Tào Tháo lại chưa từng làm điều đó mà cho đến lúc chết ông cũng chỉ là Ngụy Vương chứ không phải là Ngụy Võ Đế.

Phải nói rằng, Tào Tháo là người rất hiểu bản thân mình. Ông biết rõ tham vọng quyền lực của mình lớn hơn bất cứ ai. Nhưng Tào Tháo cũng hiểu dục vọng của con người là hố sâu không đáy.

Nếu ông xưng đế, người ngoài sẽ cho rằng ông tranh quyền đoạt vị. Từ đó, Lưu Bị và Tôn Quyền có thêm lý do chính đáng để tiến đánh Tào Tháo.

Có thể nói, Tào Tháo là một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự tài ba. Ông luôn nhạy bén, dám nói dám làm, không ngại nhận khuyết điểm cùng với việc chọn và dùng người hiền tùy vào tài năng, không nhắc đến thù cũ để giúp ông làm nghiệp lớn. 

Xem thêm: Đứa con tài năng bị hủy hoại bởi sự nuông chiều của Tào Tháo – Bài học đáng suy ngẫm về cách nuôi dạy con

Đọc thêm

4 triết lý sống đỉnh cao về tầm nhìn, kết giao, cơ hội, thời cơ của Tào Tháo đến nay vẫn còn nguyện giá trị và rất hữu ích cho bạn trong cuộc sống, công việc.

4 triết lý sống đỉnh cao giúp Tào Tháo xoay chuyển càn khôn: Bạn muốn tạo ra thành tựu, nhất định phải đọc
0 Bình luận

Tào Tháo bị gọi là "gian hùng" vì sở thích kỳ dị chung giường với vợ kẻ thù. Còn Hòa Thân thời Thanh triều lại mê mẩn vợ cũ người khác, Hắn dám lén đưa cung nữ của Càng Long về phủ làm vợ bé, biến con nuôi thành tình nhân.

Thời Tam Quốc có Tào Tháo thích chung giường với vợ kẻ thù, thời nhà Thanh có Hòa Thân mê vợ cũ người khác
0 Bình luận

Tào Tháo cả đời luôn cầu khát và trọng dụng hiền tài nhưng Triệu Vân là một trong những mãnh tướng của Lưu Bị khiến Tào Tháo thèm khát mà không thể thu phục.

Vì căn cớ gì Tào Tháo không thẳng tay giết Triệu Vân trong trận Trường Bản mà đòi bắt sống?
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 15 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 15 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất