Bóng già cô đơn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười nở trên môi ông bà sau bao tháng ngày hai bóng già lủi thủi, âu cũng là đoạn cuối đời mà ai làm cha làm mẹ cũng mong chờ. 

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đôi vợ chồng già sống nơi này cũng gần hết một đời người. Bắt đầu từ lúc lấy nhau, rồi sinh con, miệt mài nuôi chúng khôn lớn, rồi lại nhìn chúng sải cánh bay đi. Bao sóng gió, bão giông cuộc đời cứ thế đi qua, cuối cùng chỉ còn lại bóng lưng ông bà sớm tối bên nhau.

Cứ vài bận, ông bà lại lặn lội sang thăm nhà đứa này một chút, đứa kia một chút. Mỗi lần đi lại lỉnh kỉnh quà quê, khổ sở gom góp từng chút nhỏ, con gà, buồng chuối, mớ rau,… đùm túm mang lên cho con cháu rồi lại tay không trở về.

“Trên thành phố không có hay sao mà ông bà phải nhọc thế?”

“Chúng nó chỉ thích đồ quê thế này thôi. Vừa ngon, vừa sạch lại vừa đủ chất”

Lần nào tôi cũng vờ hỏi như thế, cốt chỉ để ông bà có thể chia sớt niềm vui, niềm hạnh phúc, phấn chấn khi từ phố trở về.

“Thế sao ông bà không lên trển ở với tụi nó”

“Cũng lên ở rồi, nhưng tụi nó đi cứ suốt, thấy buồn nên lại về”

Có những độ tết về, tôi thấy ông bà tất bật chuẩn bị từ sớm, nào là bánh chưng, dưa hành, giết vịt mổ gà,… trước cả tháng trời để đón con cháu về ăn. Thế rồi lại thấy ông bà gói ghém mọi thứ để gửi lên thành phố. Lý do thì nhiều lắm, nhưng chung quy chỉ thiếu một cách để trở về thôi. Ấy thế mà chẳng bao giờ tôi nghe ông bà buông lời trách mắng, oán giận gì, mà còn chép miệng xót thương con trẻ vất vả, bộn bề. Rồi ba cái mùng Tết chậm rãi trôi, hai bóng già cô đơn đón Tết với nhau. Tôi lùa mất đứa nhỏ nhà mình sang chơi cho ông bà bớt hiu quạnh, nhưng chẳng đủ tinh tế để biết khi nhìn con cháu người ta rôm rả trong căn nhà đơn sơ, lòng người già lại càng thêm quạnh quẽ.

Trộm thấy bà đưa tay vuốt tóc con gái út, ông ngồi nhìn mấy đứa trẻ mải mê bóc bánh kẹo. Nhà lúc ấy rôm rả đông vui, còn ông bà lại mải mê tìm chút hư ảnh thân quen lẫn trong đâu đó…

Rồi có một ngày, ông bà đùng đùng bắt xe lên thành phố, chỉ kịp dặn tôi trông nhà giúp. Nhìn ông bà hớt hải, tôi cũng đâm lo nghĩ không biết có chuyện gì vì lần này ông bà đi chẳng đùm túm theo gì, trên môi cũng chẳng có lây một nụ cười. Đi chưa tròn tuần, ông bà trở về, người trông như già đi vài tuổi.

Thấy ông bà về, tôi cứ đứng bên này sân ngóng cổ nhìn sang. Thấy ông bà không vui vẻ cười như dạo trước, tôi cũng chẳng dám bước sang bên ấy hỏi thăm. Ngày cứ tĩnh lặng trôi, mãi đến chiều nọ, ông gọi tôi sang nói chuyện.

bong-gia-co-don-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

“Mày thử xem mảnh đất này nhà ông bán được bao nhiêu hả con? Giờ bán thì có ai mua nhanh không?”

Nét mặt ông nghiêm nghị, chẳng có nét gì giống với mọi khi tôi hay đùa xúi ông bán đất lên ở với con trai. Bà ngồi lẳng lặng một bên, trông cũng đăm chiêu lắm.

“Sao lại phải bán ạ? Mà ông bà muốn bán bao nhiêu?”

“Bán hết. Mày tính được tầm bao nhiêu?”

“Con không biết đâu, cái này ông phải tìm ông Chương địa chính thì mới rõ được. Mà sao ông bán?”

“Khổ! Thằng cả nó bị làm sai giấy tờ gì đấy bên công ty, giờ phải bồi thường, không là phải đi tù. Giờ vợ chồng nó đang xoay khắp nơi mà chưa đủ, tao với bà đang tính bán mảnh đất này đi để phụ vợ chồng nó thêm ít”

“Thế để con chạy hỏi ông Chương xem thế nào”

“Ừ, mày xem đi rồi báo lại cho tao, chứ già có biết gì đâu”.

Ông bà già thật, đến cái điện thoại cũng chẳng biết xài thì làm sao biết được mấy chuyến đất đai buôn bán này. Lại càng không tính toán được chuyện thằng con trai phải tính thế nào, chỉ biết về gom tiền tránh cho con mình tù tội. Nét lo âu hằn lên trên khuôn mặt.

Tôi đi tìm người định giá mảnh đất, nơi ông bà gắn bó gần cả đời người. Rồi ông bà điện lên báo cho thằng con lớn biết. Chẳng biết câu chuyện sau đó thành ra thế nào, chỉ thấy cúp máy rồi khe khẽ lắc đầu. Bà sốt ruột hỏi đi hỏi lại, ông ngập ngừng chốc lát rồi bảo: “Thằng cả nó bảo đừng bán đi mảnh đất ở quê. Vợ chồng nó tự lo liệu được. Nó bảo có mảnh đất để thờ cúng tổ tiên. Đợi dăm ba hôm nữa nó về rồi nói chuyện sau”.

“Không bán thì nó gom thế nào cho đủ hả ông? Ông hỏi kỹ chưa?”, bà cuống quýt hỏi lại.

“Hỏi rồi mà, nó bảo sẽ bán căn nhà trên ấy rồi vợ chồng về quê ở hẳn”, giọng ông gắt nhẹ.

Tôi chẳng hiểu sao bao nhiêu năm nay ông bà chạy lên chạy xuống thăm con, mỗi độ tết đến ngóng trông chúng nó đến đỏ con mắt, thế nhưng nghe tin chúng nó về ở hẳn lại chẳng vui mừng. Hay cái lý do chúng nó “phải” về khiến ông bà chua xót trong lòng. Tôi cứ để trong lòng một câu hỏi chẳng dám mở lời, chỉ biết nhìn ông bà ngóng ra trông vào với khuôn mặt chất chứa đầy nỗi lo.

Một thời gian sau, chẳng thấy hai bóng già ấy cô đơn nữa. Đứa con trai lớn đưa cả gia đình về quê ở. Rõ ràng là nếp sống thành phố đã quen, thế nhưng nhìn một nhà ông bà, con cháu hòa hợp vui vầy lại chẳng tìm ra có điều gì không thích hợp. Cô con dâu sáng sớm đã theo bà xách giỏ đi chợ, thằng con cả thì ngồi trước mái hiên cùng ông nhấp ngụm nước chè. Mấy đứa nhỏ đang học dở trên thành phố nên chỉ dọn đồ về trong chốc lát rồi lại đi, đợi đến lúc thu xếp hẳn cho về trường ở huyện là đủ một gia đình ba thế hệ cùng nhau sum họp, vui vầy.

Trước kia có bao nhiêu nhớ mong, giờ lại có bấy nhiêu đầm ấm. Những chuyện đã qua gửi lại vào ngày cũ. Hôm nay nhìn nụ cười nở trên môi ông bà sau bao tháng ngày hai bóng già lủi thủi, âu cũng là đoạn cuối đời mà ai làm cha làm mẹ cũng mong chờ. 

Xem thêm: Xé lòng với câu chuyện về những "búp măng non" ở Làng Nủ: “Lớp mầm non 18 cháu, 10 em mất vì sạt lở kinh hoàng”

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tôi cười, nụ cười vừa buồn vừa vui. Giấc mơ tô cháo ấm của mẹ không phải là hiện thực, nhưng tôi lại được đứa bạn thân thực hiện cho giấc mơ của đứa trẻ đơn côi. Vậy cũng đủ vui, đủ hạnh phúc rồi!

Tô cháo ấm – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Từng chiếc cốc, chiếc bát, những tập vở với nét vẽ ngây thơ,… vẫn còn đó, nhưng các em đã ra đi mãi mãi, để lại sự tiếc thương vô hạn cho thầy cô và cả cộng đồng.

Xé lòng với câu chuyện về những 'búp măng non' ở Làng Nủ: “Lớp mầm non 18 cháu, 10 em mất vì sạt lở kinh hoàng”
0 Bình luận

Từ ngày có cháu đích tôn, ông phấn khởi tuyên bố nó là vàng, là ngọc, cấm cho ai động vào. Thằng cháu thấy vậy sớm cậy thế ông, chẳng coi ai ra gì.

Thằng cháu đích tôn – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Trước giờ toàn “con làm cái mang” giờ đến nhà chị thì lại “cái làm con mang”. Nghĩ đến công lức làm lụng bao lâu giờ đổ sông đổ biển hết, chị lại chảy nước mắt.

Cái dại con mang – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Con trai và con dâu có thể giận tôi, trách móc tôi vì tôi từ chối chăm cháu, nhưng tôi tin rằng đây là quyết định đúng đắn sau nhiều năm hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.

Từ chối chăm cháu – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Cô gái cao 68cm lấy chồng điển trai 1m68, chuyện tình đũa lệch này đã khiến nhiều người bất ngờ và ngưỡng mộ bởi nghị lực phi thường của cả hai.

Tình yêu “đũa lệch” – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 13 giờ trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất