Bố cộc cằn, nóng nảy ảnh hưởng đến chỉ số IQ của con
Sự phát triển và trí thông minh của trẻ phụ thuộc nhiều vào môi trường sống. Nếu bố mẹ cộc cằn, ít tiếp xúc với con, chỉ số IQ của con sẽ thấp hơn với các bạn đồng trang lứa.

Các nhà khoa học chứng minh rằng, môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trí thông minh. Theo đó, những đứa trẻ được bố quan tâm, yêu thương và chăm sóc thường xuyên sẽ sở hữu chỉ số IQ cao hơn hẳn. Ngược lại, nếu bố càng ít tiếp xúc với con, thường xuyên cộc cằn, nóng nảy, con cũng sẽ kém thông minh hơn so với bạn bè.
Vì thế, việc chăm sóc, yêu thương, giáo dục con cái là chuyện của cả hai vợ chồng. Các ông bố đừng bao giờ ỷ lại chuyện chăm con vào vợ. Cũng đừng bao giờ mang bức xúc, áp lực ở công ty về trút lên con trẻ.

Một tiến sĩ tại trường Đại học Harvard từng thực hiện một nghiên cứu. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ có ông bố cộc cằn, nóng tính, hay tức giận và quát mắng con, con sẽ có chỉ số IQ thấp hơn những bạn khác khoảng 12 điểm. Nguyên nhân được xác định rằng, tâm lý trẻ nhỏ rất mỏng manh, yếu đuối, tinh thần dễ bị tổn thương.
Khi bố thường xuyên quát mắng sẽ để lại bóng ma tâm lý trong con. Trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy sợ hãi, lo lắng. Cơ thể cũng theo đó mà nảy sinh ra những cảm xúc tiêu cực. Ngày ngày, cảm xúc tiêu cực càng thêm tích tụ. Trẻ luôn cảm thấy mình là một đứa trẻ hư, kém thông minh, thường xuyên phạm lỗi nên mới hay bị quát mắng như thế.
Những đứa trẻ hay có cảm giác tiêu cực sẽ ngày càng tự ti. Trẻ không bao giờ dám thể hiện bản thân, thể hiện quan điểm của mình trước mắt mọi người. Con càng ngày càng đánh mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống, tương lai sẽ trở thành một người thất bại.
Điều đáng nói, ông bố cộc cằn, nóng nảy không chỉ ảnh hưởng xấu tới cảm xúc và chỉ số IQ của trẻ. Tính cách tiêu cực của người bố còn khiến trẻ bị tiêm nhiễm, sau này cũng trở thành một người cộc cằn và nóng nảy.
Bên cạnh đó, việc không thể gần gũi với bố khiến những đứa trẻ cảm giác không an toàn, thường xuyên sợ hãi lo lắng. Khoảng cách bố con cũng ngày càng xa cách. Cảnh tượng này chắc không ông bố nào mong muốn.

Vì vậy, những người mẹ, người vợ hãy tích cực động viên chồng thường xuyên trò chuyện và vui chơi với con nhiều hơn. Với những ông bố có tính cộc cằn, nóng nảy hoặc tệ hơn là thường xuyên la mắng con, hãy sửa đổi sớm nhất có thể. Nên tâm sự, lắng nghe con nhiều hơn, để con thể hiện quan điểm của mình. Tất nhiên, khi trẻ phạm lỗi các ông bố có quyền phê bình. Tuy nhiên, hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn, giải thích cho con hiểu. Lúc đó, trẻ sẽ biết lỗi sai của mình và thấu hiểu lời của bố mẹ.
Bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra trên đời cũng muốn được bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc. Trẻ xứng đáng được trải qua một tuổi thơ êm đềm hạnh phúc, được phát triển toàn diện về mọi mặt. Một vài lời quát mắng, thái độ hời hợt với bố mẹ chỉ là chuyện nhỏ, nhưng những đứa trẻ sẽ phải mất một thời gian dài để tự chữa lành những tổn thương.
Người xưa có câu “Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình”. Thực tế, việc nuôi dạy con cái không hề dễ dàng, đó là cả một hành trình dài cần bố mẹ phải đồng tâm hiệp lực. Mỗi ngày, bố mẹ sẽ học hỏi thêm nhiều điều để hỗ trợ con phát triển một cách tốt nhất. Hãy là những người đồng hành vững chắc trên con đường trưởng thành của con.
Xem thêm: Cha mẹ hay nổi nóng, hậu quả của con cái sẽ ra sao?
Đọc thêm
Người trưởng thành nói chuyện lợi ích bởi họ hiểu rằng quan điểm mỗi người là khác nhau, nếu xảy ra tranh chấp cứ nhằm vào lợi ích mà triển khai, đúng hay sai người thông minh ắt sẽ hiểu.
Người xưa có câu: Nghèo không được nghèo giáo dục, khổ không được khổ con cái. Tuy nhiên, nuông chiều quá mức sẽ biến con thành bất hạnh.
“Nhân tâm ở đời”, câu chuyện là bài học nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa nhân văn mà người mẹ dạy cho con trai của mình khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Câu chuyện sống bụi của hắn hình như vui hơn trước rồi, gió biển thổi lộng vào mát rượu, hắn mỉm cười tự nhủ “Gió chiều thật dễ thở…”
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.