Bố chồng tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Những điều tốt đẹp về bố chồng tôi thì có nói cả ngày cũng chẳng hết. Tôi luôn cảm thấy may mắn và biết ơn khi được làm con dâu của bố.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Choang!”, tiếng vỡ nát của chiếc bình hoa tráng men sứ khiến bố chồng tôi vội vàng chạy vào. Việc đầu tiên ông làm là hỏi thăm tôi có sao không, tay chân có trầy xước gì không, ông không mảy may quan tâm đến chiếc bình hoa đắt tiền mới bị con dâu làm vỡ.

Vừa lúc ấy, mẹ chồng tôi đi chợ về, bước vào nhà nhìn thấy chiếc bình hoa vỡ nát dưới đấy, cơn giận của bà sục sôi lên. Đúng lúc bà định lớn tiếng quát thì tiếng bố chồng tôi vang lên đanh gọn: “Tôi đi qua vô tình đụng trúng nên rơi vỡ đấy. Sau bà nhớ đặt gọn trên kệ kia, chứ để vậy không tôi thì người khác cũng làm vỡ. Thôi lỡ rồi, để mua cái khác thay”.

Thái độ của ông làm mẹ chồng tôi uất ức ra mặt nhưng cố nhẫn nhịn, không to tiếng trách mắng. Bố chồng đã cứu tôi một bàn thua trông thấy.

Hôm sau khi cả nhà đi vắng, ông nhỏ nhẹ dặn tôi: “Lần sau con nhớ cẩn thận nhé!”. Câu nói ấy khiến tôi nhớ mãi và cảm động vô cùng.

Bo-chong-toi-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Chồng tôi mặc dù đã lấy vợ, sắp làm cha nhưng vẫn còn trẻ con lắm, ham chơi ham bạn. Mấy ngày cuối năm, anh tiệc tùng triền miên, nào là của công ty, của đối tác, của các hội nhóm,… nhiều vô số kể. Ngày nào anh cũng đi sớm về muộn. Tôi đang mang thai, gần tới ngày sinh nên cơ thể chậm chạp, ì ạch vô cùng, tính tình cũng trở nên nhạy cảm hơn, chỉ mong có chồng bên cạnh để đỡ đần. Mặc dù tôi đã khuyên nhiều lần nhưng chồng vẫn chứng nào tật nấy, không quan tâm gì đến vợ.

Bố chồng tôi thấy vậy cũng tức giận lắm. Hôm ấy, cũng đã đêm muộn mà chưa thấy bóng dáng con trai về, biết chồng tôi không mang chìa khóa thế là ông yêu cầu mẹ chồng và tôi không được mở cửa cho chồng vào nhà. Đến khuya, nghe tiếng đập cửa rầm rầm của anh, tôi và mẹ chồng chẳng dám hó hé gì. Không gọi cửa được, anh lấy điện thoại ra gọi cho tôi, bố chồng cầm máy, giọng tức giận nói: “Mày cứ đi ăn nhậu luôn đi, đừng có mà về cái nhà này nữa!”.

Thương con, đợi đến khi bố chồng thiu thiu ngủ, mẹ chồng lén lút ra mở cửa cho chồng tôi vào nhà. Cả tuần sau đó, không khí gia đình căng thẳng, vắng lặng vô cùng. Bố chồng chẳng nói chẳng rằng gì với con trai. Hình như cơn giận trong lòng ông vẫn chưa nguôi ngoai.

Sau đó, nhận một buổi tối gia đình ngồi ăn cơm, ông nói với chồng tôi một câu: “Vợ con sắp sinh rồi, chuẩn bị làm bố rồi, đừng có mải mê rong chơi nữa. Làm chồng, làm cha phải biết thương yêu vợ con chứ!”.

Chồng tôi cúi mặt nghe bố dạy bảo. Kể từ ngày hôm đó tôi thấy chồng thay đổi hẳn, anh chỉn chu hơn, cũng biết lo cho gia đình nhiều hơn trước. Mẹ chồng tôi cũng sợ bố giận, sợ ông đuổi ra khỏi nhà nên cũng không mặt nặng mày nhẹ với con dâu nữa.

Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi được làm con dâu của bố. Mặc dù không sinh ra tôi, không nuôi tôi ngày nào nhưng ông xem tôi chẳng khác gì con đẻ. 

Xem thêm: 3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Đọc thêm

Dù nó có là con đẻ hay con nuôi đi chăng nữa thì mẹ vẫn luôn là mẹ nó, đó là điều chắc chắn, không có gì thay đổi được!

Con đẻ con nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tình yêu thật sự không chỉ đơn thuần là một tình yêu lãng mạn, mà đó là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, đã từng có và sẽ có hoặc không.

Tình yêu thật sự - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Đến lúc nhắm mắt, anh vẫn nghĩ đến cô, mối tình đầu dang dở của anh: “Cho anh hẹn em kiếp sau, em nhé!”.

Hẹn em kiếp sau - Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Nam sinh Nguyễn Duy Luận không chỉ có thành tích học tập tốt, mà còn là một chàng trai năng nổ việc tình nguyện.

Nam sinh Bắc Ninh dốc sức trẻ tham gia hoạt động tình nguyện: Mỗi chuyện đi là 1 bài học quý giá
0 Bình luận

Theo các triệu phú tự thân này, đây là 5 bài học đắt giá về làm giàu mà họ ước gì bản thân đã biết sớm hơn.

Triệu phú tự thân chia sẻ 5 bài học đắt giá về làm giàu: Giá như biết trước tôi đã thành công sớm hơn!
0 Bình luận

Theo chia sẻ của cặp vợ chồng sắp nghỉ hưu sớm này, đây là 4 bài học về tiền bạc họ ước mình đã biết sớm hơn để làm giàu dễ dàng.

4 bài học về tiền bạc tôi ước mình đã biết sớm hơn: Nếu vậy làm giàu đã không khó thế!
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất