Bố chồng, người đồng hành đắt giá - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Thường thì bố chồng không mất khi can thiệp vào cuộc "khẩu chiến" giữa vợ và con dâu. Nhưng nếu khéo léo, chính các ông sẽ hóa giải được mâu thuẫn gia đình.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong nhiều gia đình, cha chồng dù thấy rõ vợ mình "bắt chẹt" con dâu và muốn hoà giải mối quan hệ nhạy cảm này, nhưng chuyện ấy không hề dễ.

Thực tế hôn nhân của bạn bè tôi cho thấy, rất ít cặp mẹ chồng - nàng dâu may mắn có mối quan hệ thấu hiểu và yêu thương. Câu chuyện làm dâu của chị N.B bạn thân của tôi đầy nước mắt. Chị kể: “Mình làm dâu được 5 năm nhưng mình và mẹ chồng hầu như đối đầu nhau hàng ngày chuyện chỉ xoay quanh việc bà quá chiều cháu nội. Cháu đã học lớp Một nhưng bà vẫn đút cháu ăn mỗi bữa, với lý do sợ thằng bé học về mệt lười ăn. Bà hay bênh cháu mỗi khi có lỗi và không hề nhắc thằng bé nói xin lỗi bất kỳ ai".

Chị B. buồn rầu nói rằng, mỗi khi bố chồng mà lên tiếng bênh vực con dâu thì mẹ chồng lại bóng gió xa gần việc con dâu út và bố chồng có… cảm tình, dù giữa họ không hề có gì trái luân thường đạo lý. 

bo-chong-nguoi-dong-hanh-dat-gia-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac

Con dâu út quê ở xa nên bố chồng thương như con gái trong gia đình. Sự ghen tuông vô lý của mẹ chồng khiến bố chồng không thể can thiệp vào mối quan hệ căng thẳng giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Chị M.T ở Đồng Nai cũng chia sẻ chuyện nhà bằng giọng nghẹn ngào: “Vợ chồng ly hôn sau khi tôi bắt gặp anh ngoại tình. Tôi đưa 2 con ra ngoài thuê nhà. Một lần, mẹ chồng cũ tôi gọi điện thoại, nói tôi qua nhà bà, bà nói chồng tôi mua cho con ít trái cây, tôi sang lấy mang về. Tôi từ chối vì nghĩ nếu thương con thì chồng cũ đưa tận tay chúng, chứ sao lại bắt tôi qua nhà anh lấy. Do tôi kiên quyết không nhận và mẹ chồng đã buông một câu khiến tôi tổn thương. Bà nói tôi không còn là con dâu của bà nữa nên tôi đối xử "cạn tình" với bà. Rồi bà khóc.

Vì mẹ chồng mở loa ngoài, nên tôi nghe thấy tiếng bố chồng xoa dịu vợ. Hôm sau, ông giấu mẹ chồng, ghé qua nhà tôi và dúi vào tay tôi hai chỉ vàng. Ông bảo chỉ có chút quà cho 2 đứa nhỏ, khuyên tôi đừng chấp nhặt chuyện giận dỗi của mẹ chồng. Tôi được biết là số tiền dành dụm lương hưu của ông mỗi tháng”. Tình cảm của bố chồng cũ khiến tôi được xoa dịu".

Người bố chồng tốt như trong chuyện chị T.M khá hiếm. Hầu hết các ông bố chồng đều cho rằng, chuyện mẹ chồng nàng dâu là chuyện của phụ nữ và con dâu đã về nhà chồng thì cứ “nhập gia tùy tục”. Bố chồng lo chuyện đối ngoại, lo đối nội trong gia đình và thể hiện người phụ nữ quyền lực nhất trong nhà. Vì vậy, các ông bố chồng hiếm khi can thiệp vào cuộc “khẩu chiến” giữa vợ và con dâu. 

Giải pháp của họ khi nhà có chiến tranh là giữ im lặng, để bà vợ cảm thấy mình quyền lực, nhưng sau đó, bố chồng cùng con trai an ủi động viên tinh thần con dâu theo hướng: “Mẹ con tính thế đấy, nhưng mẹ hy sinh rất nhiều cho gia đình. Con cần cố gắng hiểu để nhịn mẹ con. Phần bố, thì bố sẽ làm công tác “tư tưởng” với bà ấy từ từ”. Chỉ cần nghe thế, nàng dâu nào cũng thấy được an ủi.

Thường thì chúng ta “gieo gì gặt nấy”, gieo yêu thương sẽ gặt yêu thương. Nếu các nàng dâu tranh thủ được tình yêu thương của bố chồng thì sẽ có một đồng minh "đắt giá". 

(Phunuonline)

Xem thêm: Dồn hết tiền nuôi cháu, tuổi già lại cô đơn - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Đọc thêm

“Cảm ơn các con đã chăm sóc mẹ, nhưng mẹ hối hận vì đã sinh ra các con”.

Tâm thư của mẹ già - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Nhìn cách má len lén quan sát sắc mặt dâu út, tất bật làm mọi việc cho dâu út vui, lấy đồ nhà chị mang cho dâu út, chị thấy... sai sai.

Má lo về già con dâu ngược đãi - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Khi không có tôi bên cạnh, mình vẫn phải chăm sóc bản thân, sống vui vẻ. Nếu mình cảm thấy cô đơn quá, thì có thể về ở với thằng cả. Vợ chồng nó sẽ thay tôi chăm sóc mình.

Khi thức dậy, không thấy tôi, mình đừng khóc - Câu chuyện xúc động
0 Bình luận


Bài mới

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 giờ trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đề xuất