Dồn hết tiền nuôi cháu, tuổi già lại cô đơn - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Nhìn hai đứa nhỏ hớn hở thu dọn hành lý theo ba mẹ chúng lên thành phố, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi năm nay đã hơn 50 tuổi, cái tuổi chưa thể gọi là già, nhưng trẻ cũng không. Thuở nhỏ nhà nghèo, tôi không được ăn học đến nơi đến chốn nên lớn lên chỉ có thể mở hàng bánh khọt trước nhà buôn bán qua ngày. Vóc dáng tôi nhỏ bé, cao chưa đến 1m4, gương mặt đen sạm, nên cả thời thanh xuân chẳng có nổi mối tình vắt vai.

Sau khi bố mẹ mất, em trai lấy vợ rồi lên thành phố, tôi lủi thủi một mình dưới quê, nuôi con chó con mèo bầu bạn. Cứ ngỡ mình cô đơn hết đời, nhưng 2 năm sau đó, em trai tôi bất ngờ mang về 2 đứa trẻ sinh đôi đỏ hỏn. Em nói đang ở nhà thuê, tiền làm không đủ ăn, vợ lại đẻ sinh đôi nên không xoay xở nổi. Em nhờ tôi chăm sóc giúp 2 con rồi mỗi tháng em gửi tiền về. Tôi mừng rỡ nhận lời.

Có 2 cháu, tôi tất bật hơn hẳn, bận rộn luôn tay luôn chân, hàng bánh khọt cũng hôm bán hôm nghỉ, bầy chó mèo cũng bị tôi ngó lơ. Nhưng bù lại, 2 đứa trẻ mang đến cho tôi niềm vui không gì sánh nổi. Chúng bụ bẫm, hồng hào, dễ thương như những thiên thần. Tôi ngắm chúng mãi không biết chán.

Thời gian đầu, em tôi gửi tiền về đều đặn mỗi tháng, sau thưa dần mỗi 2 tháng, rồi có khi nửa năm mới gửi cho vài đồng. Tôi tặc lưỡi, thôi kệ, em cũng khó khăn, cháu cũng như con, mình nuôi cháu cũng được. Hàng bánh khọt lời lãi chẳng bao nhiêu mà 2 đứa trẻ mỗi ngày mỗi lớn, tôi phải rút dần tiền tiết kiệm, rồi đến tiền dưỡng già của mình. Tôi chi tiêu dè sẻn cho mình thết mức, cả mấy năm trời không có nổi tấm áo mới, dồn hết tiền cho 2 cháu ăn học tử tế, không thua kém bạn bè.

don-het-tien-nuoi-chau-tuoi-gia-lai-co-don

Chẳng mấy chốc, 2 đứa nhỏ đã hết cấp I, chuẩn bị vào cấp II, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hơn 10 năm. Cách đây mấy tuần, em trai tôi về, xin cho 2 đứa nhỏ trở lên thành phố để tiện việc học hành. 2 cháu ban đầu không chịu nhưng ba mẹ chúng nó dụ rất khéo, cho chúng nó xem điện thoại thông minh, dùng laptop, mua đồ chơi, sách truyện… và bảo trên Sài Gòn cái gì cũng có. 2 đứa trẻ dần xuôi theo và bắt đầu đòi lên thành phố.

Tôi nói với em trai lên Sài Gòn cũng tốt cho cháu nhưng có thể đợi đến hết cấp II cho tôi ở cạnh 2 cháu thêm vài năm không. Em trai tôi từ chối, nói rằng đến khi ấy thì muộn. Em cũng không đả động gì đến khoản tiền dành dụm tôi đã tiêu sạch để nuôi 2 con cho các em, cũng như công sức của tôi chăm sóc 2 cháu bao năm qua. Em cứ thản nhiên về dẫn 2 con đi, bỏ mặc tôi với mớ cảm xúc hỗn độn ngổn ngang và một tuổi già cô đơn không nơi nương tựa phía trước.

Mọi thủ tục nhập học và chuyển 2 cháu lên Sài Gòn rồi cũng xong. Chiều nay, nhìn 2 đứa nhóc háo hức thu dọn hành lý mà lòng tôi trĩu nặng. Lặng lẽ ra hiên ngồi, tôi nhìn bờ ao, hàng cây, mọi thứ đều cô quạnh và vắng vẻ đến rợn người. Tôi nhớ đến câu ca dao “Công anh xúc tép nuôi cò…”, bỗng nhiên rơi nước mắt.

Xem thêm: Những bữa cơm "chờ" - Câu chuyện nhân văn đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Tôi là một người đàn ông khá thành đạt. Cuộc sống của tôi nhìn từ ngoài thì cũng được nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng hạnh phúc gia đình tôi hiện tại đang có nguy cơ tan vỡ.

Bố vợ - Câu chuyện nhân văn đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Thật khó để dãn nhãn một cuộc hôn nhân nào đó là nên tồn tại hay ly hôn đi. Hạnh phúc hay không, người trong cuộc là rõ nhất.

Gia trưởng nhưng cực... chất - Câu chuyện hay
0 Bình luận

Câu chuyện về hai người ăn mày đi dự đám cưới dưới đây sẽ khiến bạn phải cảm động khi đọc. 

Hai người ăn mày đi dự đám cưới - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận


Bài mới

Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đề xuất