Biết đủ là đủ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Khi chưa có nhà, bạn chỉ thiếu tiền mua căn hộ. Khi có căn hộ, bạn lại thiếu tiền mua biệt thự. Càng giàu, cái thiếu càng lớn hơn. Cho đến khi bạn ngộ ra biết đủ là đủ, thì cái sự thiếu ấy mới chấm dứt.

Bạn tôi có đứa cháu ở quê, nhà nó rất nghèo. Khi tôi hỏi: “Kinh tế dạo này thế nào?”.
Cháu vui vẻ nói: “Dạ cũng ổn chú ạ! Ruộng cấy đủ thóc ăn quanh năm, mảnh vườn sau nhà mùa nào ra đó, chẳng thiếu thứ gì. À, mà có tháng 9 này thằng cu Tí nhà cháu đến trường, cháu chỉ thiếu tiền để mua cho nó một đôi dép thôi!”.

Tôi nghe vậy thì ngỡ ngàng, số tiền mà thằng cháu thiếu chỉ là mấy chục ngàn. Thế là tôi bỗng nhớ tới một người bạn cùng quê, hiện đang sống ở Hà Nội. Gia đình anh cũng khá giả. Vợ chồng có 2 cậu con trai, đã lo cho đứa lớn đi du học Mỹ, giờ họ còn phải lo cho đứa nhỏ cũng được đi du học như anh nó. Số tiền mà họ thiếu mỗi năm là… hàng tỷ đồng.
Cuộc đời này kỳ lạ thật, người nghèo thì thiếu ít hơn, người khá giả lại thiếu nhiều hơn. Khi đi bộ, ta thấy thiếu xe đẹp. Khi có xe đạp, ta lại thấy thiếu xe máy. Khi có xe máy, ta lại thiếu ô tô. Có lẽ càng giàu, cái thiếu lại càng lớn hơn, cho đến khi bạn hiểu được biết đủ là đủ thì cái sự thiếu ấy mới chấm dứt.
Sưu tầm
Xem thêm: Chú chó tình nghĩa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Chiếc áo mà cô bé đang mặc không phải là chiếc áo bình thường, mà đó là chiếc áo yêu thương. Cô bé đang khoác lên người tất cả tình thương yêu của mẹ.
Chứng kiến hành động của cô gái với ca sữa loãng cho bố chồng, không hiểu sao mắt tôi lại nhòe cay. Ôi cuộc đời này, sao nhiều người khổ đến vậy!
Sau này, mỗi lần nhìn thấy chó người khác tôi đều nhớ đến chú chó tình nghĩa bị tôi bỏ rơi. Sự việc này khiến tôi đau khổ, dằn vặt vô cùng.
Tin liên quan
"Lùi một bước biển rộng trời cao" - đây không phải lời sáo rỗng dùng để an ủi người thất bại, cũng không phải là điều mà các ẩn sĩ ôm trong lòng. "Lùi một bước" thật sự là một loại cảnh giới thượng thừa.
Có thể bạn không biết, nốt ruồi đỏ ở trong lòng bàn tay được xem là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý.
Cổ nhân dạy, những kẻ tiểu nhân thường có nhiều mưu mô thâm hiểm. Họ sống vì bản thân và sống bất chấp mọi thủ đoạn.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.