Bạn trả cho mẹ bao nhiêu 1 tháng: Câu chuyện về chữ hiếu khiến triệu người suy ngẫm
Tôi về nhà mà mang theo nỗi buồn thương day dứt. Đúng là, mẹ mãi là osin không công cho con cái, lại còn phải mang ơn được con nuôi dưỡng nữa.

Tôi đến nhà anh bạn cũ chơi. Phải lâu lắm rồi chúng tôi mới gặp nhau. Cả hai vui vẻ, tay bắt mặt bừng. Anh bạn thấy tôi đến cũng vội vã đi chợ mua bia, đồ ăn để đãi khách.
Mẹ anh từ dưới nhà đi lên, tôi thấy liền mừng rỡ ôm vai bà:
- Bác có nhớ con không?
Bà vẫn nhớ tôi dù cả chục năm nay không gặp. Bà vui mừng như thể con cái ở xa mới về. Ba nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu bà nhớ rõ mồn một, kể lại từng li từng tí khiến tôi cảm thấy nao nao. Bà giờ cũng đã ngoài 70, dáng người gầy gò khắc khổ, đôi mắt có chút mờ đục nhưng trí nhớ vẫn tốt như xưa. Hiện tại, bà đang trông 2 đứa cháu nội và phụ việc nhà cho con trai của mình.

Căn nhà đang sạch bong, sáng bóng, gọn gàng ngăn nắp thì hai đứa cháu nội chơi đùa, vất đồ tung tóe ra sàn nhà. Bà vừa tâm sự với tôi, vừa gom từng món đồ chơi vào trong tủ. Bà kể rằng:
- Vợ chồng nó bận chuyện cơ quan lắm, đi làm suốt ngày. Hết nuôi con cái, giờ tôi lại trông cháu, tuy có hơi mệt nhưng cũng là niềm vui tuổi già.
Nhìn bà, tôi thấy nhớ và thương mẹ tôi quá. Phận phụ nữ hầu như ai cũng vậy, một đời tần tảo hi sinh cho con cháu mà không đòi hỏi gì. Khi anh bạn bày đồ ăn lên, chúng tôi cùng nhau hàn huyên tâm sự. Mẹ anh vừa trông cháu vừa lắng nghe, thi thoảng cũng trò chuyện vài câu.
Được mấy lon, anh bạn có vẻ cũng ngà ngà say liền cao giọng:
- Nhà có mấy anh em trai nhưng chẳng một ai chịu nuôi mẹ. Chỉ có mình anh thương và có trách nhiệm với bà. Anh đón mẹ về "nuôi" để từ khi vợ anh sinh con đầu lòng cho đến nay.
Anh kể đủ thứ chuyện với giọng tự hào xen lẫn ca thán. Tôi ái ngại nhìn sang bà, chẳng thấy bà trách lấy một câu. Từng tuổi này, đáng lẽ bà phải được nghỉ ngơi, vậy mà...

Đến khi bà vào trong cho cháu ngủ, tôi kìm lòng không được mà nói rằng:
- Tôi thuê osin cả chục triệu một tháng, còn có thêm cả lương tháng thứ 13. Vợ chồng tôi xem họ như người nhà, thậm chí nhiều khi phải lạy lục, không dám trách mắng họ lấy một câu nhưng cũng chẳng ai làm được lâu. Có osin trong nhà mà vợ chồng về vẫn phải làm đủ thứ việc. Anh trả công bà bao nhiêu một tháng mà nói là nuôi bà, tự hào rằng mình là người có trách nhiệm?
Anh cau mày, có vẻ không vui lắm rồi lảng sang chuyện khác. Một lúc sau, tôi ra về mà mang theo nỗi buồn thương day dứt. Đúng là, mẹ mãi là osin không công cho con cái, lại còn phải mang ơn được con nuôi dưỡng nữa.
Xem thêm: Câu chuyện "bó đũa của trời" và bài học sâu sắc về tam độc "tham, sân, si"
Đọc thêm
Câu chuyện cổ tích giữa đời thường về cô giáo trẻ chăm chồng tàn phế sau tai nạn, gánh tổn thương cơ thể 97%. Tuy nhiên cô vẫn bất chấp miệng đời ác ý để hoàn thành tốt nghĩa vụ cao cả của mình.
“Đừng bao giờ đánh mất niềm tin” là một câu chuyện thú vị, một bài học nhân văn về sự giúp đỡ người khác, một hành động đơn giản của bạn khi cần có thể thắp sáng ước mơ của người khác.
Những nguyên tắc dạy con dưới đây chính là nghệ thuật để gắn kết và xây dựng một mối quan hệ thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái, giúp trẻ phát triển tích cực cả về thể chất lẫn tinh thần.
Phật dạy rằng "nguồn cội của mọi đau khổ trên đời đều từ 3 việc mà ra, đó là tham, sân, si". Câu chuyện "bó đũa của trời" chính là bài học cảnh tỉnh sâu sắc về tam độc này.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.