Câu chuyện "bó đũa của trời" và bài học sâu sắc về tam độc "tham, sân, si"

Phật dạy rằng "nguồn cội của mọi đau khổ trên đời đều từ 3 việc mà ra, đó là tham, sân, si". Câu chuyện "bó đũa của trời" chính là bài học cảnh tỉnh sâu sắc về tam độc này.

Đỗ Thu Nga
06:00 18/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện "bó đũa của trời"

Trong một bài pháp thoại, Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng đã kể câu chuyện đôi đũa của cõi trời, đồng thời Đại đức cũng đã chỉ ra ý nghĩa ẩn sau câu chuyện: 

Hôm ấy có mấy vị được bay lên trời chơi, các người trời mới mời vào mâm cơm ăn. Thì ông người hạ giới được lên trời mới bảo: "Ồ! Thưa các ngài, tôi cũng thấy lạ", tại sao ngài nào cũng cầm đôi đũa dài thế?, ở dưới trần gian chúng tôi, đôi đũa chỉ độ 30cm thôi. Tại sao ở trên trời các ngài, đôi đũa lại dài đến 50 - 60cm thế này? Ông ngạc nhiên, trên trời cũng ăn cơm bằng đũa.

Cau-chuyen-bo-dua-cua-troi-va-bai-hoc-ve-tham-san-si-9

Thế thì mấy vị người trời bảo: Thưa ông, chúng tôi trên trời dùng đũa dài là thế nào ông biết không?, Ở trên trời chúng tôi, khi ăn là chúng tôi gắp thức ăn để cho người đối diện, cho nên là cần phải đũa dài. Còn trần gian các ông là gắp vào bát cho mình, cho nên các ông chỉ dùng đũa ngắn thôi. Còn tôi vì gắp, tôi phải với cho người kia nên đũa dài.

Ý nghĩa của câu chuyện đó là: Những người được sinh lên cõi trời là những người tâm  không có tham nữa, không có tham mới sinh lên trời, còn tham lam, ích kỷ thì ở hạ giới này, không lên trời được. Người trên trời người ta biết nhường nhau, cái tâm họ biết hy sinh vì nhau nên họ sinh lên trời. Từ câu chuyện này cũng chỉ ra cho chúng ta thấy rằng tam độc: tham, sân, si chính là thuốc độc giết chết nhân cách con người.

Lời Phật dạy về "tam độc"

Tham

Phật dạy "nguồn cội của mọi đau khổ trên đời đều từ 3 việc mà ra, đó làm tham, sân, si". Trong đó, tham đứng hàng đầu, tuy nhiên, phàm là con người ở đời, ai cũng có lòng tham. Từ chữ tham mới nổi lên sân hận, mới khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp ác.

Theo giáo lý nhà Phật, tham là sự đắm say, sự ham muốn, sự đam mê một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham nằm ở 5 nhu cầu của con người: Tài (tài sản), sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài), danh (danh thơm, tiếng tốt), thực (ăn uống), thùy (ngủ nghỉ). 

Khi ham muốn về một trong những thứ này dâng lên cao hơn mức bình thường, con người sẽ nảy sinh lòng tham và được hiển hiện ở hành động, lời nói.

Cau-chuyen-bo-dua-cua-troi-va-bai-hoc-ve-tham-san-si-6

Lòng tham lớn dần theo năm tháng, qua những bể dâu mà mỗi người gặp phải. Người không biết tiết chế thì lòng tham càng lớn, đưa lối dẫn đường đến những hành động sai trái. 

Phật nói: “Lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán”. Vì sao? Tham thường đi liền với ác. Người tham muốn đoạt được thứ mình muốn, lại sinh làm điều ác để thỏa mãn cho mình.

 Luật nhân quả của lòng tham thường được trả ngay trong kiếp này, qua rất nhiều minh chứng thực tế trong đời sống mà hàng ngày chúng ta vẫn thấy báo đài đưa tin. Kẻ tham nhũng trộm cắp thì tù tội, kẻ cờ bạc cá độ thì bần hàn, người tham quyền cao chức trọng rồi cuối cùng cũng chẳng còn được gì, gia đình bất hòa, xã hội bất dung.

Sân

Sân là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp trả thù. 

Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích "cái ta" hay thích "cái của ta". Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian.

Phật dạy, phải tu tâm để đạt tới "vô sân". Vô sân là không nóng nảy, hết giận hờn. Chúng sinh bị qua nhiều kiếp sinh tử luân hồi chính vì không thắng nổi lòng sân. 

Cau-chuyen-bo-dua-cua-troi-va-bai-hoc-ve-tham-san-si-5

Chư Phật được tự tại, giải thoát, là do dứt trừ được lòng sân tận gốc. Điều khó nhất là diệt trừ phẫn nộ ngay từ trong tâm. Khi tâm chúng ta không còn nghĩ đến giận hờn thì tự nhiên cơn phẫn nộ sẽ không bộc phát. Trong khi đốn cây để cất tịnh thất cho mình, thầy Tỳ kheo nọ vô tình làm tổn hại đến cái chồi non của một vị thần cây. Vị này nổi giận, muốn giết thầy nhưng kịp nghĩ suy nên kiềm chế được cơn sân hận của mình đang phát sinh. 

Si

Si là si mê, vô minh, ngu dốt. Người vô minh không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại... nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người. 

Si, vô minh theo thế tục gọi là “dại” hay “ngu”. Vô minh che lấp tâm trí, làm cho con người không còn nhìn thấy được những chất bợn nhơ đang gậm nhấm từ bên trong con ngườikhiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần và cuối cùng đưa con người vào con đường tội lỗi triền miên. Đức Phật dạy rằng vô minh là điều ô trược tệ hại nhất. Hãy dứt bỏ vô minh để trở thành người trong sạch.

Những lời Phật dạy về sân si và lòng tham nhắc nhở chúng sanh rằng, lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách con người. Nếu sở hữu nào của chúng ta có được từ sự đau khổ của người khác, thì sự sở hữu ấy tất yếu là không chính đáng. Dù là mưu cầu cho cuộc sống hằng ngày hay lưu danh hậu thế, bất cứ ai bị lòng tham chi phối ắt sẽ nhận quả báo nặng nề.

Xem thêm: Đức Phật dạy: Nếu con học được chữ này, có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận