Đức Phật dạy: Nếu con học được chữ này, có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành

Ai trong cuộc đời này cũng có lúc nổi nóng, thô bạo, khó chịu. Người sở hữu gương mặt hiền lành, người có nét phúc hậu hay người mặt dữ dằn cũng có đôi lúc mất kiểm soát. Phật nói, đó là vì họ chưa học được chữ nhẫn ở đời.

Đỗ Thu Nga
14:00 16/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo cách nghĩ của nhiều người, nhẫn nhịn hay nhẫn nhục có nghĩa là nhẫn nại, chịu đựng, nhịn nhục, cam chịu... đối với những nghịch cảnh hay những điều bất như ý, nhằm khiến bản thân được yên ổn. Hoặc nhẫn nhịn có nghĩa là chịu đựng luồn cúi, chấp nhận thấp hèn hơn để có danh vọng địa vị hoặc trong cuộc sống bị chèn ép quá phải nhẫn nhịn mà sống, nếu không sẽ dồn đến đường cùng.

Nhưng dưới góc nhìn của Đức Phật, nhẫn nhịn hoàn hoàn toàn khác. Nhẫn nhinh chính là nhận lãnh sự khinh đi, nhục mạ, não hại với một tâm thế bình thản, không giận tức. Nhẫn nhịn là dứt sự tranh cãi vô lý, là dùng chánh niệm để thắng tà niệm, là dùng tình thương để cảm hóa sự sân hận, là dùng trí huệ để mọi việc ôn hòa.

Trong kinh thư Phật giáo ghi lại câu nói của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: “Ta hiểu rõ cái tinh túy của ‘không tranh giành’, có thể nói là thiên hạ đệ nhất".

Neu-hoc-duoc-chu-nhan-doi-nay-sinh-tram-phuc-nghenh-van-lanh-7

Sống trên đời, biết khiêm cung nhường nhịn, lễ độ thì mới có khí chất. Sống ở đời, phải biết tu tâm dưỡng đức, biết chế ngự con giận thì phúc báo mới quấn quanh.

Sinh khí tức giận bất luận theo dưỡng sinh hay dưỡng tâm đều trăm hại không có một lợi. Người xưa có câu: "Nhẫn một chút gió êm sóng lặng, lùi một bước trời cao biển rộng". Một người nếu đạt tới trình độ khoan hòa rộng lượng, nhẫn nhục không biện, tự nhiên có thể rời xa thị phi, vô ưu vô lo, tiêu diêu tự tại trong nhân sinh.

Sách Luận ngữ có nói: "Nhỏ không đành lòng, việc lớn sẽ loạn”. Dân gian thường nhắc nhở: “Nhẫn có thể sinh trăm phúc, cũng sinh trăm điều tốt lành". Trong cuộc đời này, việc khó khăn nhiều vô kể, việc đáng giận cũng là vô biên, không học được nhẫn thì ý phiền tâm loạn. 

Chế ngự cơn giận, tâm bình khí hòa, lấy khoan dung thu phục lòng người, không thể phóng lửa nóng trong lòng, nếu không không chỉ tổn thương người khác mà còn tổn thương chính mình. Khi tức giận thì người khó chịu đầu tiên chính là bản thân, không phải đối phương.

Neu-hoc-duoc-chu-nhan-doi-nay-sinh-tram-phuc-nghenh-van-lanh-0

Thêm vào đó, tức giận còn là nguồn cơn của bệnh tật. Giận do khí mà sinh ra, tức giận bất bình, lửa giận bừng bừng phấn chấn sẽ dẫn tới khí huyết khô cạn, hỏa khí vượng, thương can hại thận. Bởi thế nên mới có câu: Một chén cơm ăn không no bụng, một nơi khí giận khiến người xanh cỏ. Tức giận sinh bệnh, chưa lại được người đã thiệt đến thân mình.

Nhân sinh không tránh khỏi phiền não nhưng cố gắng tránh được bao nhiêu thì tránh, nhẫn được bao nhiêu thì nhẫn bấy nhiêu. Nhẫn không phải là yếu hèn, trốn tránh, nhẫn là biết lấy lòng quân tử đối đãi kẻ tiểu nhân, biết phải trái đúng sai, biết tiến biết lui, không để mình lâm vào cảnh xáo xào, cự cãi, tranh giành vì chuyện đáng. 

Cảnh giới cao nhất của đời sống tinh thần chính là học được chữ nhẫn, biến binh đao thành hòa bình, biến mâu thuẫn thành hòa hợp, đó mới đích thực là lối hành xử, nguyên tắc đạo lý đúng mực.

Xem thêm: 7 "CHỮ HỌC" cần biết trong đời để có cuộc sống bình an

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận