Bài học vỡ lòng về tình đời – Câu chuyện chân thực sâu sắc
“Bài học vỡ lòng về tình đời” là câu chuyện ngắn để lại nhiều xúc cảm cho người đọc, đầu hai thứ tóc cũng chưa chắc đã hiểu hết về đời….

Câu chuyện “Bài học vỡ lòng về tình đời”
Tôi sinh con mới năm tháng thì chồng qua đời vì tai nạn giao thông. Thế là mình tôi gom góp tiền bạc, sắm xe bán bánh mì để ba mẹ con đắp đổi qua ngày. Con lớn, chi phí ngày càng nhiều, thế là tôi đánh liều vay tiền họ hàng để mở quán cơm.
Nhờ nấu ăn ngon, quán của tôi rất đông khách. Sau một thời gian, dành dụm được chút tiền, tôi ra ngoại thành mua áo ao rau muống, nghĩ để dành sẵn đó, sau này có tiền thì lấp ao cất nhà. Mấy năm sau, miếng đất rơi vào khu quy hoạch, tôi được đền bù số tiền lớn. Rồi tôi đem tiền đó đi mua miếng đất khác, cất mấy dãy nhà trọ để cho thuê.

Giờ hai con tôi đều đã đi làm. Tôi cũng cưới vợ xong cho hai con, mua cho mỗi đứa một căn nhà. Lúc này thời gian của tôi rất rảnh rang, hàng ngày chỉ đi tập dưỡng sinh, làm từ thiện cùng với bạn bè. Sống đủ đầy nhưng tôi thấy rất trống vắng, thèm có ai đó để trò chuyện, sẻ chia. Nhiều đêm đau nhức, lên huyết áp nhưng con cái lại ở xa, tôi lại càng thấm nỗi cô đơn quạnh quẽ.
Rồi tôi gặp anh, cùng cảnh ở vậy nuôi con. Tôi than đau nhức, hôm sau đã thấy anh mang đến tặng mấy chai dầu nóng. Tôi than khó ngủ, anh mang đến một bọc đọt nhãn lồng. Tình cảm chân thành của anh khiến tôi cảm động vô cùng.
Các con tôi thương mẹ một mình quạnh quẽ nên không ai phải đối việc tôi đến với anh, nhưng các con anh thì ngược lại. Nhưng sau một thời gian, các con anh đến nhà tôi nói: “Giờ tụi con không cản ba quen với cô nữa. Cô ráng chăm sóc ba cho tốt, đừng để ổng thiệt thòi gì”. Tôi và anh mừng lắm, thế là trút được gánh nặng rồi. Anh bàn với tôi tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ và đăng ký kết hôn.

Tôi nghĩ trước khi đăng ký kết hôn chuyện tài sản phải phân định rõ ràng, nên tôi viết di chúc để lại hết đất đai, nhà cửa cho hai con của mình. Tài sản phát sinh từ lúc tôi lấy anh thì sẽ thuộc về anh.
Tôi mời cả nhà anh họp mặt cùng gia đình tôi để nói rõ mọi chuyện. Sau khi nghe tôi đọc di chúc, mấy cha con anh nhìn nhau im lặng. Lát sau anh bảo: “Cô lập di chúc như vậy có thấy thiệt thòi cho tôi quá không? Tôi chui đầu về đây lo cho thân già của cô, rốt cuộc cô chết tôi lại chẳng có gì, sao mà dễ vậy? Chuyện kết hôn để tôi tính lại”.
Tôi bàng hoàng chết lặng nhìn cha con anh hầm hầm bước ra cửa. Bao nhiêu lời tốt đẹp yêu thương tôi hóa ra chỉ là những lời giả dối. Mặt nạ rơi xuống, tôi nhìn theo cái dáng đi như chạy của cha con anh, nửa ghê sợ, nửa xót xa. Đầu hai thứ tóc, tôi mới bập bẹ học bài học vỡ lòng về tình đời…nghe mà xót xa. Bài học vỡ lòng này là rẻ hay đắt với tôi đây?
Xem thêm: Mối tình tuổi xế chiều – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc
Đọc thêm
“Những đứa con hiếu thảo” là câu chuyện ngắn sâu sắc, cũng là bài học lớn về chữ hiếu dành cho những đứa con vô tâm trên đời!
“Người chồng nhặt” là câu chuyện ngắn ý nghĩa khiến người ta không khỏi cảm thán về tấm lòng rộng lượng của người đàn bà chèo đò nghèo. Người phụ nữ ấy không chỉ đưa khách sang sông, còn đưa cả những người khốn cùng tới một bến đỗ khác để làm lại cuộc đời....
“Sự cố chấp cứu một mạng người” là câu chuyện ngắn về hành động của vị hòa thượng trẻ cho chúng ta nhận ra một bài học quan trọng trong cuộc sống.
Tin liên quan
“Mối tình tuổi xế chiều” là một câu chuyện sâu sắc, đáng để ta suy ngẫm, có ở trong chăn mới biết chăn có rận, những người đã từng dang dở mong muốn tìm một nửa còn lại của mình hãy đọc bài này rồi cân nhắc nên đi để có người bầu bạn hay ở vậy cho nhàn tấm thân.
“Ngôi mộ cậu bé cạnh nghĩa trang Tổng thống”, là một câu chuyện về sự thành tín kéo dài suốt hơn 200 khiến nhiều người phải suy ngẫm về một đạo lý rất đơn giản ở đời: Đã hứa, nhất định phải giữ lời, phải thực hiện đến cùng!
Câu chuyện “giấc mơ Mỹ” truyền cảm hứng của cô Katya Echazarreta giúp cô trở thành 1 trong 6 hành khách khách của chuyến du hành vũ trụ lần thứ 5.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.