Bố, mẹ và bà, ai là người ảnh hưởng nhiều nhất đến trí thông minh của trẻ: Đáp án vô cùng bất ngờ
Trẻ thông minh không chỉ là do di truyền, điều này còn ảnh hưởng ít nhiều từ quá trình nuôi dạy, chăm sóc của ông bà và cha mẹ.

Cha mẹ là người đảm nhiệm vai trò quan trọng nhất trong quá trình nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, do vấn đề công việc nên trong nhiều gia đình, nhiệm vụ chăm sóc, đưa đón con có thể được giao cho ông bà nội, ngoại. Vì thế, nhiều người thắc mắc rằng, giữa bố mẹ và ông bà, ai là người tác động nhiều nhất đến trí thông minh của trẻ?
Đối với vấn đề này, Đại học Harvard và Đại học Yale của Hoa Kỳ đã tiến hành 12 năm nghiên cứu và đưa ra kết quả vô cùng bất ngờ. Kết quả khảo sát cho thấy, những đứa trẻ được cha quan tâm nuôi dạy thường có chỉ số thông minh cao hơn. Chỉ số IQ cao thể hiện ở khả năng diễn đạt, tính độc lập và khả năng học hỏi của trẻ.
Vì sao cha lại là người ảnh hưởng nhiều nhất tới trí thông minh của trẻ?
Nguyên nhân bởi, người già thường có xu hướng chiều chuộng con cháu, nhiều trường hợp không thể kiểm soát có thể khiến trẻ trở nên hư hỏng. Điều này khiến mọi mặt của trẻ đều trở nên thấp hơn, chẳng hạn như ông bà thường quán xuyến mọi việc, giúp trẻ giải quyết các vấn đề khác nhau nên khả năng tư duy và thực hành của trẻ cũng không được rèn luyện, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của IQ.

Yin Jianli - chuyên gia giáo dục cha mẹ và con cái từng mô tải những biểu hiện khác nhau của cha mẹ và con cái khi tham gia trò chơi. Mẹ và con cái thường đặt ra nhiều quy tắc khác nhau trước khi chơi, trong khi các ông bố có xu hướng thả rông, sẵn sàng cho con đi khám phá và đổi mới. Vì thế, những đứa trẻ được cha nuôi dưỡng sẽ được rèn luyện toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bên cạnh đó, kỹ năng tư duy logic và trí tưởng tượng không gian của các ông bố thường tốt hơn mẹ, góc nhìn nhận vấn đề cũng rộng hơn. Do đó, họ có thể hướng dẫn con cái nhìn nhận và tư duy khái quát hơn trước mỗi vấn đề, từ đó rèn luyện khả năng tư duy và trí thông minh cho trẻ.
Làm thế nào để bố chăm con tốt hơn?
Cẩn thận hơn
Các ông bố không thể chu đáo, tỉ mỉ khi chăm sóc con bằng mẹ. Nhiều ông bố thường bất cẩn khi đưa con đi chơi. Thực tế, bản chất của con thường hoạt bát, thiếu ý thức về vấn đề an toàn nên trẻ nhiều khi sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Vì thế, người cha cần cẩn thận hơn khi cho trẻ đi vui chơi, khám phá, chú ý điến những hiểm nguy có thể tiềm ẩn xung quanh, chắc chắn con có thể di chuyển trong phạm vi an toàn.
Kiên nhẫn hơn
Chăm sóc, giáo dục con cái chính là phép thử lòng kiên nhẫn của cha mẹ. Có thể trong quá trình chăm con, người cha sẽ bị mất kiên nhẫn. Họ có xu hướng nghiêm khắc hơn hoặc phớt lờ con. Về lâu dài, điều này không tốt chút nào và có thể khiến trẻ sợ hãi, xa lánh bố mình.
Khi chăm con, các ông bố nên chú ý đến tính kiên nhẫn, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của con nhiều hơn. Vai trò của người cha vô cùng quan trọng trong việc hình thành trí thông minh và quá trình trưởng thành của trẻ. Cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con trong mọi chặng đường, dành thời gian chất lượng bên cạnh con cái.
Đọc thêm
Đối với việc giáo dục con cái cần phải có quan điểm và nguyên tắc nhất quán, cha mẹ chung sức đồng lòng mới có thể thành công.
Chỉ cần áp dụng đúng phương pháp giáo dục, bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể tạo nên những đứa trẻ tài giỏi, vượt trội.
Có thể thấy, những bậc cha mẹ thông thái, tiến bộ thường dạy con 7 điều, để con trở thành người phép tắc, lễ nghĩa và thành đạt.
Những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời và vận mệnh đứa trẻ. Nếu cha mẹ không phát hiện và giúp con sửa chữa từ sớm, sau này có hối hận cũng đã quá muộn màng.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.