Trở về quê hương - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Hơn 40 năm rồi anh mới có dịp về lại quê hương. Ngày anh đi tóc hãy còn xanh, giờ trở lại tóc đã bạc màu sương gió. Quê hương là nơi người ta không thể nào quên được, dù bôn ba bươn chải khắp bốn thương thì khi mỏi gối chồn chân, nơi người ta muốn quay về nhất vẫn là chốn cũ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vừa xuống sân bay anh đã ngửi thấy cái mùi quen thuộc từ thuở nào. Đó là mùi đất nồng ngàn, ngay ngáy ăn sâu vào tận tâm hồn từ thuở bé. Sài Gòn bây giờ thay đổi nhiều quá, khiến những người xa quê lâu năm như anh nhận không ra. Vì muốn tạo bất ngờ cho gia đình nên anh không thông báo, nên giờ anh không được người nhà đợi đón như bao hành khách khác.

Hồi mới đặt chân qua nước Mỹ, anh phải làm đủ thứ nghề để sinh sống. Khác lạ về văn hóa, ngôn ngữ khiến anh gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập. Nhớ nhà, nhớ người thân nên cứ cuối tuần anh lại gọi về. Nơi quê nhà cứ ngỡ qua bên đó kiếm tiền dễ lắm, nên khi nghe anh gọi về ai cũng hy vọng anh gửi cho ít tiền để trang trải cuộc sống, nếu không cho lại khóc lóc ỉ ôi, than vãn đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Riết rồi anh sợ không dám gọi điện về nhiều.

Họ đâu biết rằng, bên này anh còn phải ở nhà thuê, mỗi ngày phải làm việc quần quật hơn cả chục tiếng đồng hồ mới đủ tiền trang trải. Phải chắt chiu, tằn tiện lắm mới dư tiền ra để gửi về. Tỷ giá đồng tiền chênh lệch nên ai cũng nghĩ những người sinh sống bên này đều giàu có.

Chuẩn bị về quê, anh phải bóp bụng chi tiêu, để dành cho khá khá, trước là về thăm gia đình, sau là sửa chữa lại căn nhà dột nát cho ba má. Mấy năm nay anh không dám gọi điện về nhiều là vì muốn để dành số tiền lớn để xây nhà. Đáng ra anh về sớm hơn, nhưng một trận đau ruột thừa bất ngờ khiến anh tiêu một khoản tiền lớn. Biết anh về Việt Nam, bà xã anh cũng muốn đi lắm nhưng chưa đủ điều kiện để cả hai cùng về, phần hai đứa con nhỏ vẫn đang đi học nên thôi anh về trước, đợt sau rồi đưa cả nhà về cùng.

Xuống sân bay anh đưa địa chỉ cho bác tài chở về tới nhà. Tới nơi rồi anh mừng muốn khóc, tại anh xa quê lâu quá rồi. Mọi thứ thật lạ lẫm. Anh đứng tần ngần hồi lâu để cố ôn lại những kỷ niệm thời niên thiếu. Anh chưa vội vào nhà mà đi xung quanh đường ngõ để xem mọi thứ thay đổi thế nào suốt mấy chục năm qua. Thỉnh thoảng anh lại bắt gặp một vài người quen, họ vui lắm tay bắt mặt mừng khi biết anh trở về quê.

tro-ve-que-huong-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Anh đứng trước cửa nhà, hồi hộp gõ cửa. Căn nhà đã cũ, mấy mươi năm qua không thay đổi gì mấy. Mấy đứa em anh làm ăn không khá giả mấy nên căn nhà vẫn lụp xụp, không được tu sửa gì nhiều kể từ hồi anh đi. Anh về kỳ này là đúng rồi, số tiền anh đem về đủ để xây lại căn nhà khang trang hơn.

Có tiếng bước chân ra mở cửa. Ai đây… à thì ra là thắng út. Nó nheo mắt, há mồm khi thấy anh hai về. Nó không tin là sự thật, bởi mấy năm nay anh không liên lạc gì mấy với gia đình, về cũng không báo trước, nó không ngạc nhiên mới là lạ. Cả nhà ai cũng nghĩ anh mất tích hay có chuyện gì đó nên lo lắm nhưng chẳng biết phải làm sao. Hai anh em ôm nhau, đôi mắt đỏ hoe. Anh muốn khóc lắm nhưng cố kìm nén lại.

Phút xúc động, ngỡ ngàng cũng trôi qua. Anh đưa mắt vào trong bất chợt thấy giữa nhà là chiếc bàn thờ có đặt di ảnh của ba. Anh trố mắt nhìn thằng út, miệng ấp úng: “Vậy…vậy… là sao hả út? Sao ba…ba..lại ở kia?”.

“Ba bệnh nặng, trước khi nhắm mắt lúc nào cũng muốn được gặp anh. Em cố gọi cho anh nhiều lần nhưng không được”, thằng út buồn bã cúi đầu.

“Sao không ai tìm cách để liên lạc với anh?’, giọng tôi xìu xuống.

“Cách gì hả anh? Em chỉ biết có mình số anh bên đó, gọi mãi nhưng không được. Em có nhắn tin cả facebook nhưng không thấy anh trả lời”, thằng út nhìn tôi.

“Anh xin lỗi… anh xin lỗi… Tại anh sợ liên lạc với gia đình. Còn thằng ba, con tư đâu? Tụi nó có về chăm sóc ba không?”, tôi rơi nước mắt nói.

“Có anh à, nhưng ba bệnh nặng nên không qua khỏi”

“Rồi má đâu em?”

“Sau khi ba mất, má buồn quá nên về quê ở với ông bà ngoại rồi ạ!”.

Anh lảo đảo ngồi xuống ôm đầu, chỉ vì không muốn ai làm phiền mình mà ngắt liên lạc để rồi không kịp nhà mặt ba lần cuối. Anh ân hận lắm… giờ có đem tiền về sửa nhà thì cũng đâu còn ý nghĩa gì nữa khi ba không còn. Anh cố nén lòng đứng dậy thắp cho ba nén nhang rồi lẳng lặng ra bên xe mua vé về quê ngoại thăm má.

Sưu tầm

Xem thêm: Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Tôi gục đầu đau đớn nhận ra hai từ “khẩu nghiệp!” sau khi đọc bức thư chồng gửi. Bây giờ tôi còn có thể sửa chữa sai lầm này được không?

Bức thư gửi vợ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Chỉ với một bài học đơn giản thông qua việc chọn tách cà phê, người thầy đã giúp những người học trò của mình nhận ra nhiều điều trong cuộc sống.

Tách cà phê cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Chuyện 3 đôi dép nghe qua thì đơn giản, nhưng ngẫm nghĩ kỹ lại hắn mới nhận ra bao lâu nay hắn đã quá vô tâm với người đã sinh thành dưỡng dục mình.

3 đôi dép – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

''Nghèo gặp 3 người, thì mã đáo thành công'' - 3 người đó là ai? Câu nói này giờ còn đúng không?

Cổ nhân dặn: 'Nghèo gặp 3 người thì mã đáo thành công'
0 Bình luận

Trong nhân tướng học, nhìn vầng trán có thể đoán được phần nào tính cách cũng như vận mệnh con người.

Cổ nhân nói: Người có trán hình này, không sớm thì muộn cũng giàu 'nứt đố đổ vách'
0 Bình luận

Khổ ải, ít giãi bày; sung sướng, ít tung hứng. Tu thân tích đức, hoàn thiện chính mình, trầm lặng an ổn mà sống mới là chí hướng cuộc đời.

Cổ nhân nói: 'Kẻ tầm thường thích cầu người, đại trí cầu chính mình'
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 12 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 16 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất