Thương nhân nhà Thanh dạy con thành tài – Câu chuyện giáo dục đáng suy ngẫm
Thương nhân nhà Thanh dạy con thành tài, đây là câu chuyện giúp nhiều bậc phụ huynh phải suy tư nhiều hơn trong cách giáo dục con cái.
Cách đây một thời gian, sự kiện nữ sinh viên đại học Tế Nam (Trung Quốc) tự tử sau khi để lại bức thư tuyệt mệnh đã khiến dư luận xôn xao. Trong bức thư đó viết “Tôi cảm thấy mình đang sống như một con chó. Khi học cấp 3, bởi vì yêu sớm (nhưng tôi chưa bao giờ làm điều gì quá đáng), cha tôi liên tục mắng nhiếc tôi là tiện nhân, là con đĩ. Tôi thừa nhận rằng mình yêu sớm là không đúng, nhưng tội của tôi đâu có tới mức đáng chết”.
Người cha trong câu chuyện cũng từng tới trường học để đánh đập, cắt tóc cô gái trước mặt rất nhiều người. Nữ sinh vì cảm thấy hành động của cha quá tàn ác, khiến cô không thể nào chịu đựng hơn được nữa nên cô đã nói: “Nếu tôi không chết, sợ rằng mình sẽ bị mắng chửi một lần nữa”
Không ít bậc phụ huynh nghĩ rằng “Cha mẹ đánh con, mắng con chính là vì yêu thương con”, thậm chí không ít cha mẹ coi con cái là tài sản riêng và nghĩ rằng có thể tùy ý xử trí chúng. Trong suy nghĩ của họ, quản giáo nghiêm khắc mới chính là cách dạy con đúng đắn nhất. Kết quả, khiến không ít đứa trẻ bị tổn thương, dẫn đến những thảm kịch không thể vãn hồi.
Với câu chuyện “Thương nhân nhà Thanh dạy con thành tài” dưới đây hy vọng nhiều bậc phụ huynh sẽ suy ngẫm nhiều hơn về cách dạy con.
Câu chuyện “Thương nhân nhà Thanh dạy con thành tài”
Vào thời nhà Thanh, rất nhiều người ở vùng Hoài Khánh ( nay là vùng Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam) thường kéo nhau đi nơi khác làm ăn. Thời điểm đó, nơi đến Tô Châu là nơi phồn hoa được nhiều người lựa chọn. Có một lão thương nhân quê ở Hoài Khánh, đã hai đời nay tới đây làm ăn buôn bán, khi về già ông lại dẫn theo đứa con trai của mình đến đất Tô Châu để học cách kinh doanh.
Nhưng tiếc rằng, con trai ông tuổi đời con trẻ, sinh lực dồi dào lần đầu tiên được đến nơi “Tô Châu hoa lệ” nhìn thấy những thiếu nữ chốn lầu xanh nháy mắt gọi mời thì chịu không được nên thường xuyên lui tới. Từ đó, không màng đến chuyện gia đình, cả ngày lưu luyến, đắm chìm trong tửu sắc.
Lão thương nhân dù đã biết rõ mọi chuyện nhưng lại không trách mắng, thấy tiền bạc tiêu tốn nhiều ông cũng không tra hỏi. Thời gian ở Tô Châu đã quá nửa năm, hàng hóa cũng đã bán hết ông phải gấp rút kết toán với các hiệu buôn khác để chuẩn bị trở về nhà.
Ông nói với con trai: “Ở đây ta còn mấy trăm lạng bạc, con hãy mang đi chăm chút cho cô gái mà con thích. Nếu cô gái đó muốn mua quần áo hay thích ăn gì thì con hãy để cô ấy được thỏa mãn, tránh sau này cô ấy lại chế nhạo”
Người con trai cho rằng cha đang trách cứ việc tiêu xài hoang phí của mình nên cúi đầu không dám lên tiếng. Lão thương nhân thấy vậy bèn nói: “Ta không phải vì tiếc tiền bạc mà nói thế, mà ta đang muốn con học cách làm một thượng khách”
Sau đó, ông đưa cho con mấy trăm lượng bạc, chàng trai lập tức lấy tiền mua quần áo, son phấn cho người kỹ nữ mà anh ta yêu thích. Anh ta còn ở lại kỹ viện 3 đêm, cũng kể cho cô gái biết điều mà cha anh đã nhắn nhủ.
Tô kỹ nghe vậy bèn hỏi “Khi nào chàng sẽ trở lại?”, chàng trai nghe vậy thì trả lời “Chắc khoảng nửa năm”. Tô kỹ lại nói: “Em hôm nay gặp được chàng, thực sự đã không còn muốn tiếp ai khác nữa. Nếu chàng có thể cho em thêm 100 lượng bạc nữa, em sẽ nguyện đóng cửa giữ mình, đợi chàng trở về”. Chàng trai liền gật đầu đồng ý.
Về đến nhà, lão thương nhân hỏi: “Số bạc đó đã đủ dùng chưa?”, anh ta nói: “Thưa cha, vẫn còn thiếu 100 lượng”. Ông lão bị đưa tiền cho con tai rồi nói: “5 ngày nữa chúng ta sẽ lên đường trở về nhà, con có thể ở lại với cô gái đó một vài đêm nữa. Sau khi chuẩn bị mọi thứ xong xuôi chúng ta sẽ cùng nhau trở về Hoài Khánh”.
Người con trai lại tiếp tục đến chỗ Tô kỹ, đưa tiền cho cô ta và nói rõ về hành trình sắp tới. Tô kỹ nghe vậy liền bật khóc như thể không chịu đựng được cuộc chia ly sắp tới.
Năm ngày đã tới, lão thương nhân cùng con trai lên thuyền rời đi. Nhưng vừa ra khỏi Trấn Giang lão thương nhân liền mở chiếc rương nhỏ, lấy ra một bộ quần áo rách nát và một đôi giày thủng lỗ đưa cho con trai mặc, rồi bảo anh tay hãy quay lại Tô Châu tìm Tô kỹ kia.
Người con trai nhìn thấy vậy thì sững người, tưởng cha đuổi mình đi. Lão thương nhân nói: “Không phải cha muốn đuổi con đi, cũng không phải muốn làm con xấu mặt. Chỉ là nếu con làm được việc này, con sẽ hiểu được lòng dạ con người rốt cuộc là như thế nào!
Người con trai nghe cha nói vậy bất đắc dĩ phải mặc quần áo rách lên bờ. Lão thương nhân lại căn dặn: “Sau khi gặp cô gái kia, con hãy nói với cô ấy rằng trên đường đi chẳng may gặp phải sóng to gió lớn ở sông Dương Tử, thuyền bị vỡ chìm trong nước, ta may mắn được chiếc thuyền khác cứu giúp, nhưng tất cả tiền bạc đã mất hết, gia phụ hiện không biết sống chết thế nào”
Người con trai làm như lời cha dặn, đến tìm người Tô kỹ. Người gác cổng thấy anh ta nghèo đói, rách rưới nên chặn cửa không cho vào, hai bên lời qua tiếng lại một hồi thì Tô kỹ nghe tiếng của anh thì mừng rõ chạy ra, nghĩ rằng anh không đi cùng cha mà vẫn ở lại Tô Châu trông coi hàng hóa liền gọi anh ta vào.
Thế nhưng, vừa nhìn thấy bộ dạng thảm hại của anh, sắc mặt của cô lập tức biến đổi. Khi anh nói đến thuyền gặp phải gió bão mất hết tiền bạc thì Tô kỹ còn chưa nghe hết đã gọi người vào đuổi anh ta ra ngoài. Anh ta sửng người, thật không thể ngờ người mà anh yêu thương hết lòng lại đối xử với anh như vậy. Không còn cách nào khác, anh đành tìm đến một hiệu buôn mà trước đó từng có quan hệ rất tốt, nhưng người chủ hiệu buôn thấy anh ta sa sút như thế cũng không muốn chứa chấp nên đuổi vội anh ta đi.
Lúc này, có một người ở hiệu buôn khác, vốn trước đây không thân quen lắm nhìn thấy anh liền đến chào hỏi: “Mới mấy ngày không gặp sao cậu lại biến thành thế này?”. Anh ta nghe vậy, vẫn nghe lời cha kể về tình cảnh của mình. Người kia nghe xe thì đưa anh về hiệu buôn, mời anh dùng bữa, sau đó đưa anh tiền và quần áo, dặn dò anh hãy trở lại tìm kiếm cha mình.
Sau khi trở về nhà ở Hòa Khánh, người con trai đau lòng nói với cha mình: “Cha ơi, hôm nay con đã hiểu được sự ấm lạnh của lòng người. Kỹ nữ kia sở dĩ nói lời yêu con cũng bởi vì túi tiền của con, còn hiệu buôn kia chào đón con là vì hàng hóa của chúng ta có thể giúp họ tiết kiệm được tiền. Người ta nói hoạn nạn mới biết chân tình, sau này con đã biết phải làm người như thế nào rồi.
Lão thương nhân thấy con trai đã trưởng thành, liền nói: “Cha già rồi, không thể đi xa được nữa, sau này con hãy một mình ra ngoài buôn bán nhé!”. Ông giục con trai hãy mau chuẩn bị hàng hóa để trở lại Tô Châu.
Lần này trở lại Tô Châu, người con trai liền liên hệ với hiệu buôn đã giúp đỡ anh lúc trước, cũng tuyệt giao với hiệu buôn đã xua đuổi anh. Tô kỹ nữ sau khi biết chuyện anh giả vờ gặp nạn đến thử lòng mình cũng cảm thấy rất tiếc nuối. Người con trai kể từ đó đã không còn bị những thứ sắc tình kia cám dỗ nữa, mà một lòng hướng nghiệp, trở thành một thương nhân giàu có.
Lời bình câu chuyện “Thương nhân nhà Thanh dạy con thành tài”
Câu chuyện “Thương nhân nhà Thanh dạy con thành tài” giúp chúng ta, nhất là những bậc làm cha làm mẹ hiểu rằng trên đời có rất nhiều phương pháp để giúp con cái thành tài không nhất thiết phải mắng chửi, đánh đập.
Nếu bạn biết thuận theo hoàn cảnh, chỉ dẫn con cái phân biệt được đúng sai ở đời, như vậy thì sau này con cái có làm gì đi chăng nữa cũng sẽ trở thành người có tài, đạt được thành công lớn. Cũng giống như lão thương nhân Hoài Khánh trong câu chuyện trên, cách dạy con của ông có thể được xem là cách giáo dục tài ba mà nhiều người thời nay vẫn cần học hỏi.
Xem thêm: Cuộc đời không thuận lợi hãy suy nghĩ 4 câu nói này của cổ nhân
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận