“Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác” – Tại sao cổ nhân lại dạy như vậy?
“Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”, đây là một câu nói khá quen thuộc ở nông thôn nhưng chứa đựng rất nhiều hàm ý không phải ai cũng hiểu được.
Nghĩa của câu “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”
Câu “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác” không khó hiểu theo nghĩa đen, đó là tôi thà thử quan tài của người khác còn hơn đi thử giày của người khác. Tại sao người xưa lại có những điều kiêng kỵ như vậy? Chẳng phải so với giày thì quan tài còn đáng để cấm kỵ hơn hay sao? Vì sao cổ nhân lại truyền lại những lời nói như vậy? Nó mang hàm ý gì?
Người xưa thường chuẩn bị trước một chiếc quan tài cho mình khi về già, cách làm này thực ra cho thấy người xưa đã sớm có quan niệm xem nhẹ sống chết và hiểu đạo lý thiên nhân hợp nhất. Trong quan niệm của người xưa, quan tài là điềm lành, đặc biệt nếu bạn nằm mơ thấy quan thì thì rất có thể sắp tới sẽ gặp may mắn. Đối với người xưa, quan tài là “điểm đến” cuối cùng của cuộc đời, dù là nghèo khó hay giàu có thì đến cuối đời cũng phải dùng đến vật này, không thể khác được.
Ngoài ra, trong quan niệm trước đây, quan tài còn mang ngụ ý là “thăng quan tiến chức”, có thể thu hút của cải, bổng lộc. Thậm chí, nhiều người kinh doanh còn đặt một chiếc quan tài nhỏ như vật trang trí phong thủy trong công ty hay cửa hàng với hy vọng thu hút được nhiều tiền tài đến.
Qua đó, bạn có thể thấy rõ vai trò của quan tài trong đời sống của người xưa. Vậy tại sao người ta lại kiêng kỵ việc thử giày của người khác trong câu “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”?
Khác với suy nghĩ của người hiện đại, cổ nhân cho rằng giày dép vốn dĩ là vật không sạch sẽ, đặc biệt là giày của người khác mang lại càng không may mắn. Vì điều kiện sống quá thiếu thốn mà giày lại là vật ôm sát ơ thể, một khi đi giày bị nấm da chân thì bệnh của người khác sẽ lây sang cho mình.
Ngày nay, bệnh truyền nhiễm và thuốc men không phải điều gì quá quý giá, nhưng thời cổ đại lại không có điều kiện y tế tốt như vậy nên người xưa rất kiêng kỵ đi giày của người khác. Tất cả đều xuất phát từ ý thức bảo vệ an toàn của bản thân.
Người xưa còn quan niệm rằng giày của ai thì tượng trưng cho “cái gốc” của người đó. Nếu bạn thản nhiên cho người khác mượn giày của mình thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn trao “cái gốc” dưới chân mình cho người khác, trộn lẫn hỗn tạp như vậy thường không mang lại may mắn cho bạn.
Cho nên, quan niệm thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác, thiết nghĩ ở đây không phải thực sự bảo bạn thử quan tài của ai đó, điều này chỉ nói lên rằng khái niệm cũ người mới ta, xui xẻo với người này nhưng lại là may mắn của người khác, cho thấy chúng ta đừng nên tuyệt đối hóa điều gì cả, đừng nên quá cứng nhắc để khẳng định điều gì đó. Thay vào đó, ta hãy lạc quan nhận xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Xem thêm: Đổ oan cho mẹ chồng - Câu chuyện cảnh tỉnh những đứa con nhu nhược bất hiếu
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận