Tâm nhỏ việc nhỏ sẽ hóa lớn, tâm lớn việc lớn sẽ thành nhỏ

Tâm nhỏ việc nhỏ sẽ hóa lớn, phiền não sẽ càng sâu. Còn tâm lớn việc lớn sẽ thành nhỏ, vui vẻ sẽ càng nhiều. Tâm lượng lớn hay nhỏ sẽ quyết định người đó sống vui hay buồn.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tâm nhỏ việc nhỏ sẽ hóa lớn, tâm lớn việc lớn sẽ thành nhỏ

Phong Tử Khải tiên sinh không chỉ là một người có tài hoa phi thường mà ông còn là người có tấm lòng từ bi, độ lượng. Tình cảm chân thành của ông là thứ mà người thường khó lòng đạt được. Phong Tử Khải quả xứng đáng với danh bậc thầy của thế hệ.

Nhắc đến Phong tiên sinh, người ta thường nhớ đến ngòi bút mềm mại, tươi mới cùng nội tâm phong phú, tinh tế, lời châu chữ ngọc, mang hàm ý sâu xa. Nhiều người thích sưu tầm tranh châm biếm của Phong Tử Khải, thích những bài thơ nho nhỏ nhưng phần lớn bị cuốn hút bởi “mê lực” trong cách đối nhân xử thế của ông.

Tam-nho-viec-nho-se-hoa-lon-tam-lon-viec-lon-se-thanh-nho-2

Phong tiên sinh từng nói: “Trái tim của tôi bị lấp đầy bởi bốn thứ đó là thần linh và các tinh tú trên trời, nghệ thuật và những đứa trẻ ở trần gian”.

Trong trái tim của một người lại dành chỗ cho “thần linh và các vì tinh tú trên trời” thì ắt hẳn đó là người có tấm lòng biết kính sợ. Tâm biết sợ thì hành động sẽ có điểm dừng. Bởi lòng lúc nào cũng biết kính sợ thì hành sự mới không ngông cuồng lỗ mãng, hoành hành ngang ngược, đi lệch khỏi quỹ đạo vốn có.

Người biết kính sợ trời đất, kính sợ thần linh, kính sợ tự nhiên, kính sợ vạn vật thì hành sự sẽ có giới hạn riêng của mình. Người như vậy ắt hẳn là người đáng mến, đáng tin tưởng, đáng để được tôn trọng.

Còn “nghệ thuật nhân gian” lại là một sự theo đuổi và hưởng thụ về mặt tinh thần ở cấp độ cao hơn trong cuộc sống.

Tam-nho-viec-nho-se-hoa-lon-tam-lon-viec-lon-se-thanh-nho-1

Trong cuốn “Hộ sinh họa tập”, Phong Tử Khải chủ trương yêu thương, trân trọng tất cả các loài gia cầm, gia sức, cá, côn trùng. Phong tiên sinh đã sử dụng những đường nét đơn giản để phác họa lên tư tưởng sâu rộng của mình, nuôi dưỡng một trái tim nhân ái, đính kèm theo đó là bài văn của Hoằng Nhất đại sư Lý Thúc Đồng khiến mọi người tán thưởng mãi không thôi.

Từ cổ chí kim đến nay, e rằng chỉ có mình Phong Tử Khải là người đặt “trẻ em” ngang hàng với tinh tú, nghệ thuật. Tiên sinh là một người có thế giới nội tâm thanh khiết, ấm áp, thuần túy. Bởi ông luôn biết kính sợ thần kinh, yêu cái đẹp và hết lòng vì trẻ em.

Dưới ngòi bút của ông hình tượng nghệ thuật về trẻ em được thể hiện rất đặc sắc. Những đứa trẻ được so sánh như những chú én nhỏ, có vị trí như tinh tú và nghệ thuật.

Tình yêu từ xưa đến nay luôn là biểu tượng trong cuộc sống của Phong Tử Khải. Với ông, tình yêu là nguồn sống dồi dào cho sự sáng tạo nghệ thuật, đó cũng là nơi nuôi dưỡng sự phong phú trong cuộc sống của ông. Người có thể yêu, nguồn cảm hứng sẽ chẳng bao giờ cạn kiệt.

Tam-nho-viec-nho-se-hoa-lon-tam-lon-viec-lon-se-thanh-nho-3

Cả đời Phong tiên sinh có tấm lòng chất phác, mộng mơ và đầy cảm hứng. Ông theo đuổi một cuộc sống dân dã, bình dị nhưng ấm áp tình người. Từ đầu đến cuối đều biết cách giữ khoảng cách như xa như gần đối với hiện thực cuộc sống. Bất luận là trong hoàn cảnh nào ông cũng luôn kiên trì giữ vững sự hiểu biết của mình về nhân sinh.

Nói theo lời của ông là “Ông là một người rất giống người”, đó cũng là lời khen ngợi đầy tôn trọng của ông dành cho ân sư Lý Thúc Đồng. Làm một người rất giống người là một chuyện vô cùng khó khăn và đó cũng là lý tưởng mà Phong tiên sinh dùng cả đời để theo đuổi.

Mấy ai ở đời có thể được như Phong Tử Khải? Người ta cứ mải miết, vội vã chạy trên con đường nhân sinh để rồi quên đi ước vọng ban đầu, quên đi ý định xa xưa của mình. Để rồi dần dần biến thành một người mà chính mình cũng không thể nhận ra.

Bởi họ coi những vọng tưởng là chân thật, bị dục vọng khống chế, bị lòng tham của chính mình đày đọa. Để rồi nửa đêm tỉnh mộng, bất ngờ khi thấy một người mơ hồ lạ lẫm, cảm thấy kinh ngạc khi phải đối diện với sự thật. Đây là ai? Người này chính là mình ư? Sao người này lại là mình? Nhìn thật kỹ có chút quen thuộc nhưng tại sao lại cảm thấy xa lạ như vậy?

Hầu hết ước nguyện và ý định ban đầu của mỗi người đều rất tốt đẹp. Thế nhưng theo dòng chảy của thời gian, dần dần mọi thứ đảo lộn, khiến nguyện vọng ban đầu không còn nữa. Thỉnh thoảng, không phải là do chúng ta mong muốn quá nhiều mà là do chúng ta bị thế giới, chịu những áp lực từ bên ngoài thao túc.

Tam-nho-viec-nho-se-hoa-lon-tam-lon-viec-lon-se-thanh-nho-5

Chúng ta thấy người khác đều ra nước ngoài để học tập, trải nghiệm, du lịch thế là ta cũng muốn ra nước ngoài. Thấy người khác có nhà to cửa rộng thế là ta cũng lao đầu vào làm cật lực để mua một căn nhà thật hoành tráng cho bằng người.

Cứ mải miết chạy theo “người khác: để rồi đến cuối cùng điều ta nhận lại chỉ có sự mệt mỏi, chán nản đến tận cùng.

Phong Tử Khải tiên sinh từng nói: “Tâm nhỏ việc nhỏ sẽ hóa lớn, tâm lớn việc lớn sẽ thành nhỏ”. Tất cả mọi sự ở đời suy cho cùng cũng chỉ như một ngọn núi, một con sông. Càng sân si, càng lo lắng thì chuyện lớn cũng không thể nắm giữ, mà chuyện nhỏ cũng chẳng thể buông bỏ. Từ đó, chính mình khiến bản thân mệt mỏi rã rời.

Tâm lượng của một người như thế nào sẽ liên quan rất lớn đến việc cuộc đời của một người sẽ ra sao.

Tâm lượng của một người liên quan đến tầm nhìn, khí độ, học thứ, tu dưỡng và liên quan đến sự từng trải của mỗi người. Tâm lượng lớn hay nhỏ sẽ quyết định người đó sống một cuộc đời vui hay buồn. Tâm nhỏ việc nhỏ sẽ hóa lớn, phiền não sẽ càng sâu; tâm lớn việc lớn sẽ thành nhỏ, vui vẻ sẽ càng nhiều.

Trái tim con người cũng giống như một tủ chứa vậy, có người xếp đầy từ bi hỷ xả, xếp đầy vạn vật vũ trụ. Có người lại chỉ xếp cái tôi cá nhân, sự ích kỷ hẹp hòi vào trong đó.

Hãy tu dưỡng để tâm lượng trở nên rộng lớn, sống thật có ích, khiến ánh sáng tỏa ra từ trái tim bạn không chỉ soi rọi cho bản thân mà còn soi rọi cho người khác. Hãy bước đi chầm chậm, hãy thưởng thức từng bữa cơm, hãy nói những lời tốt đẹp và sống chân thành mỗi ngày!

Xem thêm: Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc bao hàm ý nghĩa nhân sinh sâu sắc

Đọc thêm

Trong lòng phiền muộn vì mọi chuyện không như mong muốn thay vì gào khóc, oán trách hãy nhớ kỹ ba câu nói này, tâm tình ắt sẽ được khai mở

Trong lòng phiền muộn hãy nhớ kỹ ba câu nói này tâm tình sẽ thông suốt
0 Bình luận

Angela Phương Trinh từng đánh mất thiện cảm với khán giả với một loạt scandal đời tư. Nhưng sau tất cả, nữ diễn viên "Mùi ngò gai đã "quay đầu" chọn cách sống hướng Phật để tâm tịnh như nước.

Angela Phương Trinh của năm 2021: Tâm tịnh như nước, miệt mài làm thiện nguyện tích công đức
0 Bình luận

Từ xưa đến nay, "bình tâm tĩnh khí" luôn được các đạo hay trường phái đề cao, xem đó là cảnh giới cao thượng của tinh thần.

Muốn thành việc lớn hãy học cách 'bình tâm tĩnh khí'
0 Bình luận

Tin liên quan

“Bước chân vào nhà 2 không 3 có” trong phong thủy cổ xưa có nghĩa là gì, mà cổ nhân dạy làm vậy để gia chủ cả năm đón tài lộc, an khang thịnh vượng.

Cổ nhân dạy: “Bước chân vào nhà 2 không 3 có” gia chủ sẽ đón tài lộc cả năm
0 Bình luận

Bài học từ cổ nhân đó là làm người có 3 việc được cho là “đại ngu” tuyệt đối không được phạm phải. Trước khi bước sang tuổi trung niên cần hiểu những đạo lý này để tránh mua dây buộc mình.

Bài học từ cổ nhân: 3 việc “đại ngu” người khôn không dám làm, người dại lại cứ đâm đầu vào
0 Bình luận

Làm việc phải vuông, làm người phải tròn, tròn vuông tương tế thì sẽ sống rộng lượng, cuộc đời ắt sẽ viên mãn, phúc đức đầy mình.

Cổ nhân dạy: Làm việc phải vuông, làm người phải tròn cuộc sống mới viên mãn
0 Bình luận


Bài mới

Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đề xuất