Không phải “sự chăm chỉ” mà “tư duy sáng tạo” mới giúp bạn trở thành người dẫn đầu
Sự chăm chỉ giờ không còn là yếu tố “cần”, mà nó chỉ là yếu tố “đủ”. Hiện nay, tư duy sáng tạo mới chính là chìa khóa giúp bạn thành công.
Bạn là người chăm chỉ hay chỉ đang làm việc chăm chỉ?
Tất cả chúng ta đều đánh giá cao những người làm việc chăm chỉ. Họ là những người hết mình vì công việc, không ngừng học hỏi kiến thức mới để bản thân trở nên sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Họ tự hào vì không bao giờ hài lòng về bản thân và luôn kiên trì, nỗ lực. Khi ai đó nói: “Hãy thử làm lại lần nữa”, hoặc “Điều đó rất khó thực hiện”, thì những người chăm chỉ cũng không vì vậy mà bỏ cuộc.
Người chăm chỉ sẵn sàng tiếp thu cái mới và đối với họ dường như không có khái niệm dừng lại. Họ biến mình thành những cỗ máy bền bỉ và tách bản thân ra khỏi số đông. Nhưng sự chăm chỉ có thực sự tốt hay nó chỉ là một cách lãng phí tài nguyên? Nếu nhìn từ khía cạnh khác, năng lượng của những người nó trên được đặt không đúng chỗ và nó không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân mà còn tác động đến mọi người xung quanh.
Bạn hãy nhìn nhận lại và đặt câu hỏi: “Tôi là người chăm chỉ hay chỉ đang làm việc chăm chỉ?”
Sự chăm chỉ không giúp bạn trở thành người dẫn đầu
Có một ranh giới phân định giữa việc đặt ra tiêu chuẩn cao và khả năng không thể đáp ứng được những yêu cầu quá giới hạn, giữa kỳ vọng và mơ mộng. Có một câu nói rất nổi tiếng: “Nếu ước mơ không đủ làm bạn sợ hãi thì nó quá nhỏ bé so với bạn”. Những mục tiêu lớn có sức mạnh thôi thúc chúng ta tiến về phía trước. Nhưng những biến động trên suốt hành trình ấy lại khiến chúng ta kiệt. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, việc “bị mài mòn” không phải là mục tiêu cuối cùng nếu bạn muốn trở thành người dẫn đầu.
Trong thời đại hiện nay, sự chăm chỉ không còn là ưu tiên hàng đầu, nó chỉ là một yếu tố giúp bạn vượt xa những đối thủ của mình. Tất nhiên ta không thể phủ nhận muốn thành công vẫn cần chăm chỉ, nhưng vấn đề là sự chăm chỉ đó mang lại cho bạn bao nhiêu giá trị? Một người sếp lười biếng không thể làm gương cho nhân viên. Nhưng người sếp quá chăm chỉ cũng sẽ mang lại áp lực, hạn chế tư duy, tiềm năng của cấp dưới.
Bill Gates từng nói: "Tôi luôn chọn những người lười biếng làm những việc khó khăn. Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó". Rõ ràng, trong trường hợp này, làm việc chăm chỉ không phải là lợi thế cho bạn!
Thay vì cứ lao đầu vào một công việc, hãy thử dùng lại và suy nghĩ thật kỹ về mục tiêu của bạn. Đừng để bị cuốn theo vòng xoáy hối hả, hãy mạnh dạn tách mình ra, tự thiết lập những nguyên tắc riêng cho chính mình.
Trở thành người chăm chỉ thật sự
Sẽ có nhiều người hỏi nguyên tắc này có gì khác so với “làm việc chăm chỉ”, sự khác biệt lớn nhất nằm ở kết quả. Những người làm việc chăm chỉ sẽ không thể đạt được kết quả lớn lao, bởi họ luôn đi theo một lối mòn. Còn người chăm chỉ lại biến những thứ có sẵn thành những kết quả lớn nhờ sự sáng tạo và khả năng tư duy của mình.
Hãy trở thành người lãnh đạo mà bạn muốn theo đuổi, đặt ra và tuân thủ những nguyên tắc làm việc của riêng mình, tìm ra con đường ngắn nhất và phù hợp nhất để bước đến thành công. Biến mình trở thành người khiến người khác muốn hợp tác, chứ không phải là người khiến họ sợ hãi và áp lực.
Xem thêm: Không bao giờ là quá muộn để thành công, đừng lấy tuổi tác ra làm lá chắn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận