Quá cố chấp là nguyên nhân khiến các mối quan hệ rạn vỡ
Quá cố chấp không phải là tính tốt, bạn càng cố chấp bao nhiêu lại khiến cho các mối quan hệ càng trở nên bế tắc. Cuộc sống có những thứ càng theo đuổi lại càng thấy mệt mỏi, đôi khi buông lỏng chính là tạo cơ hội cho cả mình và người.
Trong một mối quan hệ bạn từng đứng ở góc độ của đối phương mà suy nghĩ?
Tôi đã từng tham gia vào việc tư vấn và giáo dục trong nhiều năm liền. Công việc của tôi từ trước đến nay chính là giúp đỡ mọi người hàn gắn những tổn thương trong lòng do các mối quan hệ mang lại.
Tôi từng gặp một người phụ nữ vô cùng ưu tú, để cải thiện mối quan hệ với mẹ cô đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian vào không ít các khóa học. Những người quen biết đều thấy cô ấy là người thấu hiểu lòng người, rất biết suy nghĩ cho người khác, làm việc gì cũng cân đối, chuẩn mực. Nhưng có một điều khiến cô ấy luôn canh cánh trong lòng, đó chính là cô và mẹ không thể chung sống hòa bình được.
Mỗi lần mẹ con cô gặp nhau lúc nào cũng như trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Mẹ cô luôn trách mắng cô không ra gì, còn cô thì lại không ngừng thay đổi bản thân để phù hợp với những kỳ vọng của mẹ đặt ra. Nhưng tất cả đều tốn công vô ích.
Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để thảo luận, trò chuyện nhưng mãi vẫn không tìm được nút thắt để cải thiện mối quan hệ. Một lần nọ, sau khi khóc lóc than vãn một hồi, tôi trực tiếp hỏi cô ấy rằng: “Ngoài chuyện mẹ của cô ra, trong cuộc sống này cô còn cảm thấy thiếu thốn gì không?”
Cô ấy nghe vậy, bỗng chốc ngây người, hít một hơi thật sâu rồi nói: “Nếu tôi không có người mẹ này thì tôi cảm thấy tôi là một người hạnh phúc. Tất cả mọi thứ tôi muốn tôi đều đã sở hữu”
Tôi lại hỏi tiếp: “Trong suốt thời gian dài như vậy, cô luôn muốn cải thiện mối quan hệ với mẹ nhưng cô có từng nghĩ rằng liệu mẹ cô cũng có tâm nguyện như vậy không? Liệu rằng mong muốn có một gia đình hòa thuận, yêu thương lẫn nhau có phải là điều bà ấy quan tâm không?”
Cô ấy nghe vậy thì trừng mắt nhìn tôi, như thể tôi đang nói điều hết sức vô lý vậy. Sau một lúc im lặng, cô ấy cất giọng buồn bã nói: “Tôi chưa từng nghĩ như vậy, tôi luôn cho rằng người mẹ nào cũng yêu thương con cái. Nhưng mẹ tôi, có lẽ bà ấy không muốn thân thiết, muốn một cuộc sống không có tôi, bà ấy không hề đáng thương. Bà ấy luôn có hứng thú và mối bận tâm riêng của mình, nếu tôi can thiệp vào chỉ thêm phiền phức mà thôi. Đúng vậy, là tôi cưỡng ép bà ấy phải lên sân khấu để diễn vở kịch gia đình hoàn mỹ lại còn trách bà ấy diễn không đạt”
Tôi nói: “Đây không phải là lỗi của cô, mà đối với việc hài hòa mối quan hệ toàn xã hội này đều đang mắc một chứng bệnh gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Họ cho rằng, chỉ cần mối quan hệ có rạn nứt thì cần phải gắng sức để hàn gắn, thẳng thắn nhận lỗi lầm trước để nhận được sự tha thứ. Không muốn chấp nhận sự hối tiếc, đó là kết cục bình thường nhất của một mối quan hệ”.
Quá cố chấp dễ gây tổn thương lẫn nhau
Lần tư vấn đó đem lại cho tôi và cả cô gái ấy một ấn tượng vô cùng sâu sắc. Đối với sự rạn nứt trong mối quan hệ thì ngoài việc hàn gắn, liệu rằng chúng ta còn có lựa chọn nào khác không? Có phải vì chúng ta quá cố chấp mới gây nên những tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn trong các mối quan hệ?
Chúng ta thường quá cố chấp, chăm chăm muốn có được sự thỏa mãn cho chính mình bằng cách đặt kỳ vọng lên người khác mà lại quên mất một điều rằng, mối quan hệ phải xuất phát từ hai người. Nếu chỉ từ một phía thì hạnh phúc sẽ không bao giờ xuất hiện.
Trong bộ phim Nhật bản “Dr.Rintaro”, khi một bác sĩ khoa tâm thần đối mặt với một cô gái vì quá ưu sầu mà muốn tự tử, anh ta đã không khuyên răn những câu nói như thế giới này đẹp biết bao, hay bạn phải kiên cường dũng cảm tiếp tục sống… mà anh nói với cô gái ấy rằng “Không cần phải gắng gượng nữa, cô đã kiên trì đến mức không thể kiên trì được nữa rồi”. Đó là bởi vì, anh thấy được sự tổn thương sâu sắc trong lòng của cô gái.
Nếu trong một mối quan hệ mà bạn dù có cố sức thế nào thì tình hình cũng khó có thể cải thiện vậy tại sao không tự mình buông bỏ. Cho cả hai một khoảng trống để thở, để suy nghĩ kỹ càng hơn. Học cách yêu thương bản thân, không quá bận tâm đến những việc phiền toái và trách nhiệm, so với việc dũng cảm tiến lên lại càng đòi hỏi thêm nhiều dũng khí.
Xem thêm: Đạo lý ở đời: Lời thề ước không thể tùy tiện nói ra
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận