Người thầy đáng kính – Câu chuyện nhân văn xúc động
Một người thầy đáng kính là người hiểu được rằng, giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!

Một thanh niên nhìn thấy người thầy tiểu học của mình tại đám cưới một người quen. Thế là anh ta liền đến chào thầy với tất cả sự kính trọng.
“Thầy có nhớ em không ạ?”, người thanh niên hỏi.
Thầy giáo cười nói: “Nhiều học trò quá thầy không nhớ hết được. Hãy nói về em xem nào!”.

Người học trò nghe vậy thì kể lại:
“Năm lớp 3 em học lớp thầy chủ nhiệm, khi ấy em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một người bạn trong lớp. Em nghĩ là thầy vẫn nhớ chuyện đó ạ!
Một bạn trong lớp có chiếc đồng hồ mới rất đẹp, em thích quá nên đã lấy trộm. Bạn ấy khóc và mách với thầy là có bạn trong lớp lấy trộm đồng hồ của bạn ấy. Thế là thầy bào cả lớp đứng dậy cho thầy soát túi. Khi ấy em rất sợ, em sợ mọi người biết chuyện em ăn cắp sẽ gọi em là thằng ăn cắp, là kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị bôi đen mãi mãi.
Thầy đã bắt cả lớp đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Rồi thầy soát từng chiếc túi, đến khi lấy chiếc đồng hồ từ túi em thầy vẫn cứ tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Khi ấy cả người em lạnh toát, em sợ thầy sẽ bêu tên em trước các bạn trong lớp.
Thế nhưng thầy chỉ giơ cái đồng hồ lên cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nên tên hay phê bình người đã ăn trộm chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào về chiếc đồng hồ và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất kỳ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay bạn học nào nói với em về chuyện chiếc đồng hồ bị ăn cắp. Em vô cùng cảm ơn thầy vì ngày đó đã cứu vớt danh dự cho em. Thầy luôn là người thầy đáng kính của em.
Giờ thầy đã nhớ ra em chưa ạ?”.
Người thầy nghe vậy thì đáp: “Thú thật là thầy không kể nào nhớ được là ai đã lấy cắp chiếc đồng hồ khi đó, bởi vì lúc soát túi các em thầy cũng nhắm mắt. Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ chỉ là hành động nhất thời bồng bột, nên thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ, mà thầy chỉ muốn đó như một bài học để các em rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết đó là ai và cũng không nên nhắc lại việc đó. Bởi thầy tin rằng, em học sinh nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để bản thân trở thành người tốt hơn. Với thầy, giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!”.
Sưu tầm
Xem thêm: Chỉ có kẻ ngốc mới chia hết gia tài cho con – Câu chuyện đáng ngẫm
Đọc thêm
“Nêu gương” hay là “diễn gương” suy cho cùng đều nằm ở ý thức của mỗi cá nhân và tập thể, nếu chúng ta dám thẳng thắn đương đầu, góp ý phê bình chính xác thì làm gì có “vai diễn quan huyện” kia!
Một mình cha tần tảo nuôi các con khôn lớn, đến khi già yếu chia hết gia tài cho con lại bị chúng nó khinh thường, xem như của nợ.
Chỉ là một chuyện nhỏ thôi, nhưng giờ tôi mới thấm thía sao bà Tư bánh lọt được mọi người quý mến và yêu thương đến vậy.
Tin liên quan
Sống ở đời, đôi khi khù khờ một chút mới chính là phúc. Có những việc mắt nhắm mắt mở bỏ qua sẽ giữ được tâm bình tĩnh.
Cổ nhân xưa đã trải nghiệm cuộc sống rất nhiều nên đã đúc kết ra nhiều triết lý sâu sắc. Một trong số đó là đạo hiếu với cha mẹ.
Càng trưởng thành, chúng ta càng nhận ra rằng con người ai cũng có những "nỗi khổ riêng", vậy nên đừng dễ dàng vạch trần họ, đó chính là tấm lòng thiện lương của mỗi người.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.