Người khôn ngoan phải biết: Lòng tốt cần có giới hạn và nguyên tắc

Người khôn ngoan phải hiểu rằng, hành thiện cũng phải lý trí và sắc bén, nếu chỉ luôn đóng vai trò bỏ ra, cho đi thứ giúp bạn chỉ là lòng tham, là kẻ thù, là sự vô ơn.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có câu “Đấu mễ dưỡng ân, đảm mễ dưỡng thù”, ý muốn nói, một người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là sắp chết đói, nếu bạn cho anh ta một đấu gạo thì đồng nghĩa với việc cứu sống anh ta, anh ta sẽ vô cùng cảm kích, xem bạn là ân nhân của mình.

Nhưng nếu bạn cứ mãi giúp anh ta, sẽ khiến anh ta trở nên lười biếng, phụ thuộc, khiến anh ta coi sự giúp đỡ của bạn là đương nhiên, một ngày nào đó khi bạn không giúp anh ta nữa anh ta sẽ xem bạn là kẻ thù.

Vì thế, người khôn ngoan khi hành thiện phải có giới hạn và nguyên tắc.

Giúp người khốn khó không giúp người lười

Người khôn ngoan khi hành thiện phải nhớ cứu người cấp bánh không cứu người nghèo. Khi một người rơi vào hoàn cảnh khốn khó, bạn giúp họ một tay vượt qua nghịch cảnh đó là đang hành thiện tích đức. Còn nếu giúp người lười, người nghèo chỉ khiến đối phương càng thêm phụ thuộc vào bạn, họ trở thành cái động không đáy vắt kiệt bạn.

Một ông chủ doanh nghiệp nọ, sau khi phát đạt đã bỏ ra một số tiền lớn xây 258 ngôi nhà cho người khó khăn và lớn tuổi ở quê nhà. Vốn dĩ là một hành động hành thiện, giúp người khó khăn, ngỡ rằng người dân nơi đây sẽ rất cảm kích mình như không ngờ họ lại “có cháo đồi chè”. Ai cũng nháo nhào lên nói: “Con trai tôi sắp kết hôn rồi, một căn không đủ”, “Nhà tôi dù chuyển vào thành phố nhưng tôi lớn lên ở đây tôi cũng có tư cách được phân một căn”, “Anh đập đi nhà cũ của chúng tôi ngoài việc phân nhà mới còn phải bồi thường thêm”,…

Nguoi-khon-ngoan-phai-biet-Long-tot-can-co-gioi-han-va-nguyen-tac-2

Lòng tham của họ là vô đáy, điều này khiến doanh nhân kia rất phiền lòng, hai năm liền không về quê ăn Tết nữa: “Cứ về là người dân lại đưa ra đủ mọi vấn đề và yêu cầu, nên thôi tôi không về là tốt nhất”

Trong bộ phim “Bố già”, có một câu thoại như này: “Lòng tốt không có giới hạn, sẽ chỉ khiến đối phương được nước lấn tới, nhân từ mà không có nguyên tắc sẽ chỉ khiến đối phương có voi đòi tiên”.

Khi lòng tốt không có giới hạn và nguyên tắc, thiện sẽ chỉ sinh ra ác ý, khiến đối phương điềm nhiên nhận lấy lòng tốt của bạn, rồi đạp đổ thiện chí của bạn một cách vô tình, đợi đến khi bạn không thể giúp họ nữa họ sẽ đáp trả lại bạn bằng sự hận thù. Vì vậy, người khôn ngoan khi hành thiện phải nhớ giúp người khốn khó không giúp người lười, giúp người đang khó khăn cấp bách không giúp người nghèo, hành thiện cũng cần nên biết khi nào nên và khi nào không nên.

Lương thiện cần có sự sắc bén và trí tuệ

“Nhân chi sơ tính bản thiện”, lương thiện vốn dĩ là bản tính của con người, chính vì sự lương thiện ấy mà thế giới mới tràn ngập sự ấm áp và hy vọng. Nhưng lương thiện cũng cần đến trí tuệ, cần đến sự sắc bén, lý tính. Sự lương thiện vô tri chính là ngu xuẩn.

Nguoi-khon-ngoan-phai-biet-Long-tot-can-co-gioi-han-va-nguyen-tac-1

Ngày xưa, có một vị thiền sư ngồi thiền bên dòng sông, bỗng nhiên nghe thấy động tĩnh lạ, hóa ra chỉ là một con bọ cạp bị ngã xuống nước và đang cố gắng vùng vẫy để thoát ra. Vị thiền sư đưa ra vớt con bọ cạp ấy lên, nhưng không may bị nó chích một phát. Ông nhẫn nhịn chịu đau rồi thả con bọ cạp xuống đất, tiếp tục ngồi thiền.

Một lúc sau, con bọ cạp lại rơi xuống nước, vị thiền sư lại vớt nó lên và tiếp tục bị nó chích. Cứ vậy thêm vài lần nữa.

Có một ngư dân trông thấy liền hỏi thiền sư: “Con bọ cạp ấy cắn người hết lần này đến lần khác sao người cứu nó vậy?”

Thiền sư nói: “Cắn người là bản tính của nó, nhưng từ bi lại là bản tính của ta”.

Lúc này, con bọ cạp lại rơi xuống nước khi vị thiền sư đang định đưa tay ra vớt thì ông lão ngư dân đã lấy một cành cây đưa xuống nước, lúc này con bọ cạp lần theo cành cây tự bò lên mặt đất.

Sau khi làm xong ông lão ngư dân nói: “Từ bi không sai nhưng trước tiên hãy từ bi với chính mình, bảo vệ mình trước rồi mới từ bi với chúng sinh”.

Lương thiện là chuyện tốt nhưng cũng cần tới sự sắc bén và trí tuệ. Lòng người phức tạp, thế gian nguy hiểm, sự lương thiện vô tri, không lý tính sẽ chỉ khiến những người có lòng tham vô đáy càng được nước lấn tới, khiến người mưu đồ không hay thừa cơ đục nước béo cò, cuối cùng người nhận tổn thương lại là chính mình.

Thế gian này chân tâm chưa chắc đổi lại được sự thật lòng, lòng tốt của bạn nếu trao cho người có lòng tham vô độ sẽ chỉ nhận lại sự lạnh lùng, lòng tốt nếu đem trao cho người vô ơn sẽ chỉ nhận lại sự lật mặt vô tình. Người khôn ngoan phải nhớ, lương thiện không được mù quáng, phải trao nó cho người xứng đáng.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: Gặp cao nhân phải cao minh, gặp tiểu nhân phải tinh khôn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”, đây là một câu nói khá quen thuộc ở nông thôn nhưng chứa đựng rất nhiều hàm ý không phải ai cũng hiểu được.

“Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác” – Tại sao cổ nhân lại dạy như vậy?
0 Bình luận

Gặp cao nhân phải cao minh, gặp tiểu nhân phải tinh khôn, người biết cách ăn nói, ứng xử phù hợp với tình huống sẽ dễ đạt được thành công, người người ngưỡng mộ.

Cổ nhân dạy: Gặp cao nhân phải cao minh, gặp tiểu nhân phải tinh khôn
0 Bình luận

Phong thủy phòng ngủ vô cùng quan trọng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người nằm. Muốn biết khi làm phòng ngủ cần chú ý điều gì về phong thủy hãy đọc bài viết dưới đây!

Kinh nghiệm từ cổ nhân: Sắp đặt phòng ngủ theo phong thủy này, chắc chắn tốt cho sức khỏe
0 Bình luận

Tin liên quan

Làm việc phải vuông, làm người phải tròn, tròn vuông tương tế thì sẽ sống rộng lượng, cuộc đời ắt sẽ viên mãn, phúc đức đầy mình.

Cổ nhân dạy: Làm việc phải vuông, làm người phải tròn cuộc sống mới viên mãn
0 Bình luận

Bài học từ cổ nhân đó là làm người có 3 việc được cho là “đại ngu” tuyệt đối không được phạm phải. Trước khi bước sang tuổi trung niên cần hiểu những đạo lý này để tránh mua dây buộc mình.

Bài học từ cổ nhân: 3 việc “đại ngu” người khôn không dám làm, người dại lại cứ đâm đầu vào
0 Bình luận

Ngoại cảnh quan trọng nhưng chúng ta không thể kiểm soát được. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào thứ duy nhất mà mình có thể kiểm soát được, đó là bản thân!

Triết lý Fudoshin: Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, dục tốc bất đạt, có nhẫn nại mới thấy ân yên
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 8 giờ trước
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 03/05
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 02/05
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất